KHAI THÁC DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM

Chặng đường xây dựng và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam đã tiến tới mốc son 55 năm. Ngành công nghiệp dầu khí đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước Việt Nam. Hoạt động khai thác dầu khí được PVN tập trung đầu tư và phát triển mạnh mẽ, sản lượng khai thác hàng năm được duy trì ở mức cao. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về thực trạng ngành công nghiệp dầu khí ở Việt Nam cũng như các thách thức và giải pháp để có thể khai thác có hiệu quả và đạt được thành tựu như hôm nay.

Thực trạng khai thác dầu khí ở Việt Nam

Kể từ khi tấn dầu đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ (thuộc bể trầm tích Cửu Long năm 1986) đến nay, PVN đã khai thác được tổng cộng khoảng 506,3 triệu tấn dầu quy đổi từ các mỏ ở trong và ngoài nước, trong đó sản lượng khai thác dầu đạt 380,9 triệu tấn, sản lượng khai thác khí đạt 125,4 tỷ m3, sản lượng khai thác hàng năm luôn được duy trì ở mức ổn định và gia tăng theo từng năm. Song song với công tác khai thác dầu khí, hiện nay, PVN đã và đang tiếp tục đầu tư, phát triển lĩnh vực chế biến dầu khí nhằm hoàn chỉnh chuỗi công nghiệp dầu khí khép kín ở Việt Nam. Và lĩnh vực chế biến dầu khí hằng năm đóng góp khoảng 20-255% doanh thu của PVN.

 

Hiện nay, PVN đang quản lý điều hành khai thác dầu khí từ các mỏ, cụm mỏ ở trong và ngoài nước. Trong đó, các mỏ: Hàm Rồng, Thái Bình ở bể trầm tích Sông Hồng; các mỏ: Bạch Hổ, Rồng, Thỏ Trắng, Gấu Trắng, Phương Đông, Rạng Đông, Cụm mỏ Sư Tử Đen – Sư Tử Vàng – Sư Tử Trắng – Sư Tử Nâu, Cá Ngừ Vàng, Thăng Long – Đông Đô,… ở bể trầm tích Cửu Long; các mỏ: Đại Hùng, Chim Sáo, Rồng Đôi , Lan Tây – Lan Đỏ, Hải Thạch – Mộc Tinh… ở bể trầm tích Nam Côn Sơn.

Hàng năm, PVN đã đầu tư triển khai nhiều nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng phục vụ cho hoạt động khai thác và quản lý mỏ ở cả trong và ngoài nước. Kết quả của những công trình nghiên cứu là những giải pháp khoa học ứng dụng vào hoạt động khai thác, nhằm đảm bảo duy trì và gia tăng sản lượng của giếng cũng như bảo đảm an toàn cho giếng khai thác.

Đến nay, PVN đã làm chủ được các công nghệ trong lĩnh vực khai thác dầu khí, từ xây dựng thiết kế mô hình khai thác đến vận hành khai thác, thiết lập hệ thống tự động hóa kiểm soát an toàn mỏ, đã đưa ra được chế độ khai thác phù hợp đối với các mỏ, cụm mỏ đặc trưng nhằm đạt hiệu quả kinh tế và hệ số thu hồi dầu cao nhất. Công nghệ xử lý khí (đặc biệt là xử lý khí có hàm lượng CO2 cao) cũng đã được áp dụng thành công tại Việt Nam góp phần đưa các mỏ khí vào khai thác phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Thách thức của ngành công nghiệp dầu khí

  • Tình hình chung: đã, đang và sẽ có rất nhiều biến động rất khó dự đoán. Biến động này có thể liên quan đến công nghệ, thị trường, cân bằng cung cầu, cán cân chính trị giữa các nước… nhưng quy lại thành câu chuyện giá dầu. Nghĩa là làm sao để công ty cao lãi, Chính phủ vẫn có thu, toàn bộ chuỗi vẫn hoạt động có hiệu quả về kinh tế, xã hội trong bối cảnh giá dầu duy trì lâu dài. Bên cạnh hiện tượng giá dầu thấp, còn một thách thức quan trọng nữa là trữ lượng dầu khí dễ tìm và dễ khai thác đã bước vào giai đoạn cạn kiệt (“easy oil is over”). Hầu hết các công ty dầu khí buộc phải nhằm đến dầu trong đá phiến, nước sâu, dầu nặng, khí có hàm lượng CO2/H2S cao… Và việc này còn khó hơn, tốn chi phí cao hơn.
  • Đối với Việt Nam
  • Hoạt động thăm dò, khai dầu khí của Việt Nam gần như là hoàn toàn trên biển. Điều kiện trên biển làm cho chi phí thăm dò, khai thác của Việt Nam thuộc mức cao so với trung bình trên thế giới, vì vậy tính cạnh tranh bị hạn chế.

Hơn nữa, trữ lượng dầu khí vùng gần bờ đã cạn kiệt, muốn phát triển tiếp phải tiến ra xa hơn, các vùng có rủi ro cao hơn, trong khi những động thái gần đây cho thấy sức ép lớn và khó khăn có thể còn tiếp tục gia tăng. Điều này có thể dẫn đến sự quay lưng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với công tác thăm dò dầu khí ở Việt Nam.

  • Nền kinh tế của ta còn nhỏ, trong khi nhu cầu đầu tư cho phát triển lớn, dẫn đến luôn luôn có sức ép ngân sách đối với ngành dầu khí. Ưu điểm của ngành dầu khí là lợi nhuận có thể cao, nhưng cũng đòi hỏi đầu tư xứng đáng. Nếu lãi doanh nghiệp, lãi dầu khí để lại không đủ để đầu tư thì cũng như ta đang tự vắt kiệt sức mình vậy.

Giải pháp hiệu quả để phát triển ngành dầu khí

  • Đối với nhà nước, cần điều chỉnh chính sách ngân sách đối với dầu khí theo hướng giảm thu.
  • Cần có chiến lược biển Đông cho dầu khí. Cần nỗ lực để thăm dò, khai thác dầu khí có thể được thực hiện trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý
  • PVN cần điều chỉnh chiến lược thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam. Cần chủ động, huy động đủ nguồn vốn để tham gia đối với bể Cửu Long, Malay – Thổ Chu, phần nước nông bể Nam Côn Sơn. Chọn đối tác chiến lược để thăm dò bể Sông Hồng, Phú Khánh và phần nước sâu bể Nam Côn Sơn – là những vùng có rủi ro cao hơn.
  • PVN đã định hướng tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ để duy trì và gia tăng sản lượng khai thác dầu khí. Đặc biệt là đầu tư nghiên cứu gia tăng hệ số thu hồi dầu (EOR), công nghệ khai thác khí có hàm lượng CO2cao, nghiên cứu các cơ chế chính sách phát triển các mỏ nhỏ, mỏ cận biên…

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org