NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐIỆN LỰC VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN

Điện có vai trò đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp, các hộ gia đình và hơn hết là chinh cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, việc kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện là điều hết sức cần thiết và cần được thực hiện nghiêm chỉnh. Nhà nước cũng đã ban hành những quy định về kiểm tra điện lực thông qua Thông tư số 27/3012/TT-BTC. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu Thông tư này để biết những quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện đối với công dân Việt Nam.

Những quy định chung

Phạm vi điều chỉnh

  • Các lĩnh vực kiểm tra hoạt động điện lực theo trình tự: Tư vấn chuyên ngành điện lực, , phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, buôn bán điện, bán lẻ điện; Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn lưới điện.
  • Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền lực kiểm tra hoạt động điện lực
  • Trình tự giải quyết hợp đồng mua bán điện năng.

Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Thẩm quyền kiểm tra

  • Kiểm tra viên điện lực Bộ Công Thương, Sở Công Thương, phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, tỉnh thành phố có quyền kiểm tra thực hiện quy định pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện.
  • Kiểm tra viên điện lực của đơn vị buôn bán điện, bán lẻ điện có quyền kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện.
  • Kiểm tra viên điện lực của đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có quyền kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn công trình điện lực và lưới điện.

Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện

Hình thức kiểm tra

  • Kiểm tra theo kế hoạch, được thông báo trước cho đơn vị điện lực, các tổ chức, cá nhân sử dụng điện.
  • Kiểm tra đột xuất, không báo trước, được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền, hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định về hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Nguyên tắc kiểm tra

  • Chỉ được thực hiện kiểm tra khi được giao nhiệm vụ. Nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì được quyền kiểm tra đột xuất nhưng phải kịp thời báo cáo cho người trực tiếp quản lí.
  • Khi tiến hành kiểm tra, phải tổ chức nhóm hoặc đoàn kiểm tra có đội trưởng, ít nhất phải có một Kiểm tra viên điện lực.
  • Việc kiểm tra được tiến hành khi có sự hiện diện của đại diện bên được kiểm tra. Nếu đại diện bên được kiểm tra vắng mặt thì Kiểm tra viên điện lực phải mời ít nhất 2 người làm chứng có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đại diện chính quyền địa phương và cảnh sát khu vực để chứng kiến việc kiểm tra.
  • Khi phát hiện hành vi trộm cắp điện, Kiểm tra viên điện lực phải bảo vệ hiện trường trước khi trình suất thẻ và phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
  • Kiểm tra viên điện lực phải lập biên bản đầy đủ các nội dung đã kiểm tra theo quy định.
  • Các thiết bị đo điện Kiểm tra viên điện lực sử dụng trong quá trình kiểm tra phải được kiểm định, tiêu chuẩn theo quy định.

Nội dung

Về hoạt động điện lực

  • Kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong Luật Điện lực, Luật sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn thi hành; kiểm tra việc duy trì các hoạt động điện lực theo giấy phép đã được cấp.
  • Kiểm tra chất lượng điện về tần số, điện áp, các tiêu chuẩn chất lượng điện năng khác theo quy định.
  • Kiểm tra thiết bị đo đếm điện như là công tơ điện, đồng hồ đo điện, và các thiết bị kèm theo
  • Kiểm tra công tác bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện

Về sử dụng điện:

  • Kiểm tra điện áp, công suất và hệ số công suất
  • Kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng và các hồ sơ liên quan, gồm công tơ, máy biến điện áp đo lường, máy biến dòng điện đo lường, sơ đồ đấu dây; biên bản treo tháo công tơ, thiết bị đo đếm điện năng và các giấy tờ liên quan khác.
  • Kiểm tra việc thực hiện quy định về an toàn điện.

Quản lí hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm hoạt động điện lực và sử dụng điện

Hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hoạt động điện lực gồm:

  • Thông báo kiểm tra trong trường hợp kiểm tra theo kế hoạch.
  • Biên bản kiểm tra, biên bản vi phạm hành chính.
  • Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện trộm cắp điện.
  • Ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận, mô tả hành vi vi phạm.
  • Các giấy tờ, tài liệu và hiện vật khác có liên quan.

 Hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm sử dụng điện gồm:

  • Thông báo kiểm tra trong trường hợp kiểm tra theo kế hoạch.
  • Biên bản kiểm tra sử dụng điện, biên bản vi phạm hành chính.
  • Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong trường hợp phát hiện trộm cắp điện.
  • Biên bản kiểm tra thiết bị đo đếm điện năng và biên bản kiểm định thiết bị đo đếm điện năng.
  • Sơ đồ trộm cắp điện trong trường hợp phát hiện hành vi trộm cắp điện; Ảnh, băng ghi hình, dữ liệu điện tử ghi nhận và mô tả hành vi vi phạm sử dụng điện.
  • Bảng tính tiền bồi thường, tiền phạt đối với hành vi vi phạm về sử dụng điện.
  • Các giấy tờ, tài liệu và hiện vật khác có liên quan.

Quản lí hồ sơ kiểm tra:

  • Cơ quan, đơn vị quản lí Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm cấp phát biên abrn và quản lí các hồ sơ sau: sổ theo dõi giao nhận và thống kê biên bản, sổ quản lí hồ sơ vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện.
  • Đối với hồ sơ vi phạm do Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực lập chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt, đơn vị quản lý Kiểm tra viên điện lực có trách nhiệm lưu giữ bản sao của hồ sơ vi phạm.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org