QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÍ AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ

Dầu khí là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và cho sự phát triển bền vững của quốc gia, trong đó có Việt Nam. Và để được phép hoạt động Dầu khí tại Việt Nam cần nắm rõ các quy định, điều kiện để tránh vi phạm về quản lí an toàn và các sự cố, rủi ro. Việc quản lí an toàn trong hoạt động dầu khí và điều rất quan trọng và cần thiết để phòng tránh các nguy hại đến môi trường, tài sản và con người. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về các quy định về quản lí an toàn trong hoạt động dầu khí thông qua Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 04/2015/QĐ-TTg.

Những quy định chung

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quyết định này quy định về quản lí an toàn trong hoạt động dầu khí, gồm: tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí, thu dọn mỏ, tàng trữ, vận chuyển dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, chế biến dầu khí kể cả các dịch vụ kĩ thuật phục vụ trực tiếp cho hoạt động này được thực hiện trên đất liền, vùng biển thuộc chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Áp dụng với các đối tượng như: tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lí nhà nước liên quan đến các hoạt động dầu khí trên đất liền, vùng biển thuộc chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định chung về quản lí an toàn trong hoạt động dầu khí

  • Tổ chức, cá nhân phải đảm bảo tất cả các hoạt động dầu khí được thực hiện an toàn theo các quy định tại Quyết định này và của pháp luật liên quan kể cả trong trường hợp các tổ chức, cá nhân thuê các nhà thầu thực hiện công việc.
  • Người lao động phải tuân thủ các quy định để đảm bảo an toàn cho người, các thiết bị và bảo vệ môi trường

Nội dung, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về quản lí an toàn trong hoạt động dầu khí

Tài liệu về quản lí an toàn

  • Chương trình quản lí an toàn: Báo cáo đánh giá rủi ro và Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp

Nội dung: Chính sách và các mục tiêu về an toàn; Tổ chức công tác an toàn, phân công trách nhiệm về công tác an toàn; Chương trình huấn luyện an toàn: yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động; Danh mục các văn bảo quy phạm pháp luật, Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia, quy định an toàn, các Điều ước quốc tế; Đánh giá sự tuân thủ pháp luật; Quản lí an toàn các nhà thầu.

  • Báo cáo đánh giá rủi ro:

Xác định mục đích và các mục tiêu; Mô tả các hoạt động, các công trình; Xác định, phân tích, đánh giá rủi ro, định tính và định lượng; Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

  • Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp:

Mô tả và phân loại các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra; Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn; Quy trình ứng cứu các tình huống; Mô tả các nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có; Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan; Kế hoạch huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp; Kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình.

Hệ thống quản lí an toàn

  • Các tổ chức, cá nhân phải xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống quản lí an toàn đảm bảo mọi hoạt động dầu khí đều được lập kế hoạch, triển khai, duy trì theo các yêu cầu tại Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
  • Đảm bảo kiểm soát các rủi ro trong toàn bộ quá trình hoạt động từ thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, chạy thử, vận hành và thu dọn công trình.
  • Phải được cập nhật thường xuyên, các thông tin cập nhật phải được phổ biến cho người lao động có liên quan.

Nội dung chính của hệ thống quản lí an toàn:

Chính sách mục tiêu về an toàn, môi trường lao động và chương trình, kế hoạch thực hiện các mục tiêu đó; Danh mục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; Các yêu cầu cụ thể nhầm thực hiện các quy định pháp luật về an toàn và môi trường lao động, gồm:

  • Các quy trình vận hành, xử lý sự cố và bảo trì công trình, máy, thiết bị.
  • Các quy định an toàn; biển báo an toàn cho dây chuyền, máy, thiết bị, vật tư, hóa chất, các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; quản lý lưu giữ tài liệu và báo cáo.
  • Quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho công trình, máy, thiết bị, hóa chất nguy hiểm theo quy định.
  • Huấn luyện về an toàn.
  • Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc.
  • Đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý an toàn và các giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí.

Quản lí rủi ro

Đảm bảo mọi rủi ro phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả công trình, dây chuyền, máy, thiết bị, hóa chất, và cả vật liệu nguy hiểm.

Công tác quản lý rủi ro, gồm:

  • Đánh giá rủi ro theo định tính và định lượng đối với các giai đoạn hoạt động dầu khí, thông qua đó triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro và chứng minh các rủi ro nằm trong mức rủi ro theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia của Bộ Công Thương ban hành.
  • Báo cáo đánh giá rủi ro phải được cập nhật 5 năm/lần hoặc khi có hoán cải, sự thay đổi lớn về công nghệ vận hành và tổ chức, nhằm tạo cơ sở để đưa ra các quyết định về an toàn trong hoạt động dầu khí.
  • Phải xác định vị trí, điều kiện cụ thể có rủi ro cao và cần quan tâm về mặt an toàn khi tiến hành hoạt động để có các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

Ứng cứu khẩn cấp

  • Phải xây dựng và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp để có các biện pháp ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn gây nguy hiểm cho người, môi trường và tài sản.
  • Kết quả của việc đánh giá rủi ro được sử dụng làm số liệu đầu vào để tổ chức , cá nhân thực hiện công tác ứng cứu khẩn cấp.
  • Việc tập luyện và diễn tập xủ lí các tình huống khẩn cấp phải được tiến hành thường xuyên tại các công trình. Và căn cứ vào kết quả đánh gái rủi ro để xác định hình thức và tần xuất luyện tập. Sau đó đánh giá vfa ghi chép lại để hoàn thiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
  • An toàn lao động và môi trường lao động
  • Lập kế hoạch quản lí an toàn hằng năm theo quy định
  • Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cho người lao động và có biện pháp cải thiện điều kiện lao động một cách có hệ thống.
  • Thông báo kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động và đưa ra biện pháp khắc phục đối với vị trí có thông số giám sát vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
  • Báo cáo kết quả giám sát môi trường lao động hàng năm cho cơ quan quản lý cấptrên, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện, môi trường lao động cũng như các Điều ước Quốc tế nhằm bảo đảm an toàn và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org