GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NGUỒN THAN CHO SẢN XUẤT ĐIỆN

Ngành Điện lực Việt Nam cần có các giải pháp để có thể đáp ứng nguồn than cho các nhà máy điện, vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế- xã hội. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về các giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng than cho sản xuất điện ở Việt Nam.

Nhu cầu than cho sản xuất điện ở Việt Nam

Việc khai thác tối đa nguồn than trong nước để phát triển các nhà máy nhiệt điện, ưu tiên sử dụng nguồn than trong nước cho các nhà máy nhiệt điện thuộc khu vực miền Bắc. Theo thống kê năm 2020, tổng công suất nhiệt điện than vào khoảng 26.000 MW, và 131 tỷ kWh điện, chiếm khoảng 49,3% điện sản xuất, tiêu thụ gần 63 triệu tấn than. Do nguồn than trong nước hạn chế và có xu hướng giảm nên cần sử dụng nguồn than  nhập khẩu cho các nhà máy nhiệt điện tại các trung tâm điện lực như Duyên Hải, sông Hậu, Long An,…

Theo cập nhật mới nhất, nhu cầu nguồn than cho sản xuất điện ngày càng tăng. Tuy nhiên, nó là điều cần thiết và có thể chấp nhận được để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện năng của người dân và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Việt Nam cần phải tiếp tục phát triển than và nhiệt điện than. Đó là nhiệm vụ quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguyên tắc đáp ứng nhu cầu than

Việc đáp ứng nhu cầu nguồn than phải đảm bảo yêu cầu đủ, kịp thời, ổn định và giá cả hợp lí. Trong bối cảnh địa chính trị khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Thiên tai, dịch bệnh, tác động của biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khốc liệt; thị trường năng lượng và thị trường than thường xuyên biến động với biên độ ngày càng cao. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao mức độ tự chủ trong việc cung ứng nguồn than, giảm thiểu rủi ro, gián đoạn nguồn cung và giá bán tăng cao bằng các giải pháp phù hợp. Và việc đáp ứng nhu cầu than phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Một là, đáp ứng nguồn than khai thác trong nước. Việc khai thác than trong nước không chỉ đáp ứng nhu cầu mà còn đảm bảo tính tự chủ trong việc cung ứng than, hiệu quả kinh tế – xã hội, và giảm thiểu rủi ro gián đoạn nguồn cung do các nguyên nhân thị trường và phi thị trường.
  • Hai là, nguồn than còn thiếu sẽ được đáp ứng bằng nguồn than nhập khẩu thực hiện trên cơ sở chiến lược bài bản, đảm bảo chắc chắn, ổn định nguồn cung về mặt lâu dài với giá cả hợp lí.
  • Ba là, cần xác lập hệ thống dự trữ than đồng bộ với nhu cầu và sản lượng than nhập khẩu ngày càng tăng, ứng với mục tiêu “ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.
  • Bốn là, cân đối nguồn than khai thác cho các hộ tiêu thụ trong nước, ưu tiên cấp tối đa nguồn than cho sản xuất điện; sản lượng than còn lại ưu tiên cấp theo thứ tự: phân bón, hóa chất, xi măng, các hộ khác. Còn luyện kim sử dụng than cốc nên cân đối các nguồn than cốc trong nước, còn thiếu sẽ nhập khẩu.

Giải pháp sử dụng nguồn than cho sản xuất điện

Đối với doanh nghiệp:

  • Đẩy mạnh đầu tư, thăm dò hợp lí, phù hợp với từng giai đoạn và nâng cao mức độ tin cậy công tác thăm dò đảm bảo hiệu quả đầu tư
  • Đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao vật tư và tổn thất về nguồn tài nguyên trong khai thác.
  • Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công nghệ khai thác phù hợp, trữ lượng than trong khu vực và khu chứa nước được bảo vệ, đảm bảo an toàn, hiệu quả và không ảnh hưởng tới môi trường.
  • Tăng cường nghiên cứu khai thác tận thu khoáng sản đi kèm và thu hồi, tái chế các chất thải của quá trình khai thác than. Điều đó vừa giảm thiểu chất thải, giảm thiểu các tác động môi trường và khai thác tận thu tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Đổi mới, hoàn thiện hệ thống quản trị, chi phí theo từng công đoạn. Áp dụng các biện pháp thích hợp để quản lí chặt chẽ phương tiện vận chuyển. Giảm tồn kho sản phẩm và vật tư.
  • Tăng cường sự hợp tác chặt chẽ, bền vững, hiệu quả giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hộ sử dụng than, nhất là các nhà máy điện nhiệt than.

Đối với Nhà nước:

  • Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương liên quan khắc phục các vướng mắc để đẩy nhanh cấp phép thăm dò.
  • Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động thăm dò, khai thác, kinh doanh than theo đúng qui hoạch phát triển than; khắc phục triệt để hoạt động khai thác, kinh doanh than trái phép dưới mọi hình thức, nhất là vùng than Quảng Ninh.
  • Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách tiền lương, phúc lợi xã hội, bảo hiểm để thu hút lao động vào làm tại các mỏ than, hầm lò than.
  • Tạo điều kiện cho ngành than xuất khẩu ổn định, lâu dài, đảm bảo hiệu quả kinh tế và ưu tiên đáp ứng nhu cầu than trong nước khi cần thiết.


Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org