MÔ HÌNH BÃI LỌC TRỒNG CÂY TRONG XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Môi trường nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, phần lớn là do nước thải chưa được xử lí đúng cách và phù hợp. Sau nước thải công nghiệp thì nước thải sinh hoạt tuy mức ô nhiễm khá thấp nhưng nếu không được xử lí hợp lí thì tình trạng ô nhiễm nguồn nước sẽ ngày càng tăng. Và người dân đã có những biện pháp để giảm thiểu tình trạng này, việc áp dụng mô hình xử lí nước thải bằng bãi lọc trồng cây đã mang lại hiệu quả cao, chi phí vận hành thấp và thân thiện với môi trường. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về ứng dụng mô hình bãi lọc trồng cây trong xử lí nước thải sinh hoạt qua bài viết dưới đây.

Mô hình xử lí nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây

Đây là công nghệ hoạt động theo nguyên tắc nước chảy, nước thải từ hệ thống thu gom qua hố ga sẽ tự động chảy qua hệ thống nước thải. Hố ga có chức năng tách nước mưa và nước thải. Vào mùa mưa, nước thải vượt quá sức tải hố ga, do áp lực bề mặt nước nên nước thải được pha loãng tự tràn ra ngoài bãi lọc trồng cây ven suối, hỗn hợp nước thải và nước mưa còn dư lại sẽ đi vào hệ thống xử lí nước thải bãi lọc trồng cây.

Phân loại các bãi lọc trồng cây

Có thể phân các loại ra thành 2 nhóm chính:

  • Bãi lọc trồng cây ngập nước.
  • Bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm với dòng chảy ngang hay dòng chảy thẳng đứng.

Trong đó, mô hình bãi lọc dòng chảy ngầm với dòng chảy thẳng đứng được đánh giá là có nhiều ưu điểm như:

  • Điều kiện hiếu khí trong lớp vật liệu lọc tốt hơn.
  • Hiệu suất của quá trình phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ lớn.
  • Xử lý được chất dinh dưỡng như Nitơ nhờ quá trình nitrat hóa – khử nitrat hiệu quả.
  • Loại bỏ được các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải.
  • Chiếm ít diện tích.

Đặc điểm của mô hình bãi lọc trồng cây trong xử lí nước thải

Bãi lọc trồng cây có thể ứng dụng cho nhiều nguồn nước thải khác nhau. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng bảo vệ cảnh quan môi trường.

Tại những vùng ngập nước thường thiếu oxy, nhưng nhờ cây trồng mà chúng có thể vận chuyển oxi từ rễ lên thân tạo nên các vùng hiếu khí. Từ đó, các chất hữu cơ được vi sinh vật sử dụng làm chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng và phát triển.

Xử lý nước thải bằng mô hình này có thể sử dụng các vật liệu lọc khác nhau. Cây trồng trong bãi lọc thường là các loại thực vật thuỷ sinh lưu niên, thân thảo, thân xốp, có rễ chùm, thường nổi trên mặt nước hoặc ngập hẳn trong nước hoặc có thân cây nhô lên trên mặt nước. Ví dụ như cây sậy, dong riềng, cỏ nến, thuỷ trúc, mai nước,…Tất cả đều có khả năng phát triển tốt trong nước thải ở các mô hình xử lý, dễ trồng, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường.  Ngoài ra, cũng có thể nuôi trồng các loại thực vật thủy sinh có tác dụng xử lí nước thải khác tùy theo điều kiện kinh tế và mức độ cần xử lý của nguồn nước thải.

Nguồn nước sau khi xử lí bằng bãi lọc được dẫn qua ao sinh thái trước khi ra nguồn tiếp nhận. Ao sinh thái thả bèo có bố trí bãi lọc, chúng có tác dụng xử lí bổ sung đối với công trình xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học trước khi điều hòa nguồn nước thải. Điều này làm tăng hiệu quả xử lí, ổn định và an toàn hệ thống, đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Cơ chế xử lý ô nhiễm trong bãi lọc ngầm trồng cây

  • Các hợp chất lơ lửng trong nước thải sẽ được xử lý bằng các cơ chế lắng đọng, lọc và phân hủy.
  • BOD trong nước sẽ được phân hủy bằng vi khuẩn và lắng từ các thành phần hữu cơ, bùn trên bề mặt trầm tích.
  • Nitơ có trong nước thải được amon hóa, nitrat hóa và khử bằng vi khuẩn, hấp thụ bằng thực vật và làm bay hơi amoniac.
  • Photpho trong nước sẽ được hấp thụ và xảy ra kết tủa.
  • Kim loại nặng sẽ được hấp thụ bởi thực vật.
  • Vi trùng được loại bỏ bằng tia bức xạ tử ngoại và do các cơ chế lắng, lọc, tiêu hủy tự nhiên.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org