NHU CẦU TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG SƠ CẤP TRÊN TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM

Tiêu thụ năng lượng sơ cấp và sự tăng trưởng kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ, ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Việc điều phối tốt mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế làm cho nền kinh tế mỗi quốc gia phát triển dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm tránh dẫn tới tiêu thụ quá mức, cạn kiệt tài nguyên. Việc này mang lại hiệu quả cho quá trình chuyển dịch năng lượng cho mỗi quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng và phục vụ tăng trưởng xanh trong tương lai. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp trên toàn cầu và tình hình của Việt Nam.

Khái niệm về tiêu thụ năng lượng toàn cầu

Tiêu thụ năng lượng toàn cầu là tổng năng lượng được sản xuất và sử dụng bởi toàn bộ nền văn minh nhân loại. Nó liên quan đến tất cả năng lượng khai thác từ mọi nguồn năng lượng áp dụng cho nỗ lực của nhân loại trên mọi lĩnh vực công nghiệp và công nghệ, trên mỗi quốc gia. Nó không bao gồm năng lượng từ thực phẩm, và mức độ đốt cháy sinh khối trực tiếp đã được thừa nhận và ít được ghi lại. Là thước đo nguồn năng lượng của nền văn minh, lượng tiêu thụ năng lượng trên toàn thế giới mang ý nghĩa sâu sắc đối với lĩnh vực kinh tế- chính trị- xã hội của nhân loại.

Thực trạng và tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu

1. Tổng năng lượng sơ cấp tiêu thụ toàn cầu năm 2021 tăng 5,8% so với năm 2020, và trong khoảng từ 2011- 2021 tăng bình quân 1,3%/ năm. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của mỗi quốc gia đều có sự khác biệt. Năm 2021, cơ cấu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của toàn cầu là Dầu 30,96%, Khí đốt 24,43%, Than 26,90%, điện hạt nhân 4,26%, Thủy điện 6,77% và năng lượng tái tạo là 6,71%.

2. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của các quốc gia, châu lục và phụ thuộc chủ yếu:

  • Tiềm năng tài nguyên năng lượng sẵn có ( các nước Trung Đông, CIS, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam và Trung Mỹ và nhiều nước ở châu Á- Thái Bình Dương).
  • Khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên năng lượng sẵn có trong khu vực và quốc tế.
  • Trình độ phát triển kinh tế-xã hội trong nước cho phép tiếp cận và sử dụng nguồn tài nguyên trong sạch hơn, nhưng có giá thành cao hơn. Tóm lại, các nước phát triển và có nguồn tài nguyên dồi dào thì cơ cấu tiêu thụ năng lượng tương đối dàn trải hơn cho nhiều nguồn.

3. Than chiếm tỉ trọng cao nhất tại các nước như là Cộng Hòa Séc 32,15%, Ba Lan 42,35%, Nam Phi 70,89%, Trung Quốc 54,66%, Việt Nam 49,77%. Điện hạt nhân chiếm tỉ trọng cao nhất tại Pháp với 36,45%. Thủy điện có tỉ trọng cao ở Na-Uy 65,86%, Thụy Điển 23,39%, các nước CIS khác 39,29%. Năng lượng tái tạo (không có thủy điện) chiếm tỉ trọng trên 10% tại các nước như Phần Lan 21,56%, Thụy Điển 21,50%, Bồ Đào Nha 20,84%, Liên Bang Đức 18,10%, Tây Ban Nha 17,36%,…

Tình hình tại Việt Nam

  • Năm 2021, Việt Nam tiêu thụ năng lượng sơ cấp 4,32 EJ tăng 2,6% so với năm 2020 và 0,7% sao với tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu. Giai đoạn 2011- 2021 có tốc độ tiêu thụ năng lượng sơ cấp bình quân tăng 7,2%/ năm, vào loại cao trên toàn thế giới.

  • Trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam, than chiếm 49,77%, dầu 21,76%, Thủy điện 16,44%, năng lượng tái tạo 6,25%, và khí đốt 6,02%. Qua đây cho thấy, than chiếm tỉ trọng cao nhất còn năng lượng tái tạo nếu tính cả Thủy điện thì và loại tương đối cao trên thế giới.
  • Là nước đang phát triển và có mức thu nhập vào loại trung bình thấp nên nhu cầu tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu cho phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn tới ngày càng tăng cao như dự báo trong dự thảo Qui hoạch phát triển tổng thể năng lượng và Quy hoạch phát triển điện lực.
  • Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045 đạt khoảng 320- 350 triệu TOE, tổng công suất của các nguồn điện đến 2030 đạt 125- 130 GW, sản lượng điện khoảng 500- 600 tỉ kWh, tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp khoảng 25-30%. Tỉ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng đạt khoảng 14% vào 2045.
  • Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019- 2030 chỉ đề cập đến việc sử dụng tiết kiệm năng lượng, chưa đề cập đến việc sử dụng hiệu quả năng lượng trên cơ sở tái cơ cấu kinh tế theo hướng giảm, hoặc không phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu hao quá nhiều năng lượng. Bên cạnh đó, chưa đẩy mạnh phát triển các ngành, lĩnh vực tiêu hao ít năng lượng nhưng đem lại kinh tế, tạo tăng trường kinh tế GDP và thu nhập cho người dân.
  • Đi đôi với việc tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, nhất là nguồn năng lượng tái tạo. Cần đẩy mạnh nhập khẩu và đầu tư, khai thác năng lượng ở nước ngoài, nhất là than, dầu khí. Phát huy cao độ việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo ba mục tiêu: an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org