NGƯỜI VIỆT NAM SỬ DỤNG ĐIỆN MẶT TRỜI ÁP MÁI

Với chính sách của Nhà nước khuyến khích sản xuất điện điện từ nguồn năng lượng tái tạo, rất nhiều dự án điện mặt trời đã được triển khai đầu tư xây dựng. Trong đó, điện mặt trời áp mái là một hình thức mới, ưu việt, có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Vì vậy, nó có thể trở thành nguồn điện thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống khác, giảm thiểu các tác động đến môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng cho Việt Nam. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về điện mặt trời áp mái để thấy được tiềm năng phát triển của nguồn năng lượng này qua bài viết dưới đây.

Điện mặt trời áp mái là gì?

Điện mặt trời áp mái hay còn được gọi là điện mặt trời mái nhà (Tiếng anh là Solar rooftop) là hệ thống điện năng lượng mặt trời được đặt cố định trên mái nhà hoặc sân thượng. Hệ thống gồm các tấm pin năng lượng mặt trời được sắp xếp đặt trên khe của thanh rail nhôm đã được khoan gắn vào mái nhà.. Chúng thường sử dụng cho mái nhà của các hộ gia đình, mái nhà xưởng, nhà máy, khách sạn, nhà hàng.

Hệ thống điện mặt trời áp mái tạo ra một trạm phát điện cỡ nhỏ bổ sung thêm lượng điện tiêu thụ hàng ngày. Ngoài ra, việc lắp đặt các tấm pin trên mái bỏ trống sẽ không gây tốn thêm không gian lắp đặt và còn có tác dụng chống nóng.

Tìm hiểu thêm: NĂNG LƯỢNG ĐIỆN MẶT TRỜI

Những ưu điểm và nhược điểm của điện mặt trời áp mái

Ưu điểm:

  • Không sử dụng diện tích đất, trong khi điện mặt trời trên mặt đất sử dụng diện tích từ 1,2 đến 1,3 ha cho 1 megawatt (MW), phải tìm những vùng đất bỏ hoang hoặc đất nông nghiệp năng suất thấp. Trong khi đó, điện mặt trời áp mái lại tận dụng sẵn mái nhà hiện hữu của các công trình (mái nhà hộ gia đình, mái nhà văn phòng, tòa cao ốc, mái nhà xưởng sản xuất…). Và việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái lại không ảnh hưởng đến kết cấu công trình nên rất thuận lợi để phát triển.
  • Do lắp đặt rải rác trên mái các tòa nhà nên chỉ đấu nối vào hệ thống lưới phân phối (chủ yếu là lưới hạ áp) đã có sẵn của ngành điện mà không phải xây dựng thêm lưới điên cao áp từ 110 kV trở lên như đối với điện mặt trời trên mặt đất.
  • Tiết kiệm chi phí điện năng cho hệ thống làm mát của ngôi nhà, văn phòng hay khu nhà xưởng sản xuất. Hệ thống điện mặt trời mái nhà còn giúp chống dột, giảm hiện tượng thấm trần, tăng độ bền cho mái, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhiều mưa dông như Việt Nam.
  • Điện mặt trời áp mái là giải pháp hữu hiệu bổ sung nguồn điện tại chỗ. Điều này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những vùng đang tập trung phát triển công nghiệp (nhất là những ngành công nghiệp nặng tiêu thụ lượng điện năng lớn như sắt, thép…). Điện năng lượng mặt trời mái nhà thường có quy mô nhỏ, thời gian thi công lắp đặt nhanh nên nếu được phát triển rộng sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ thiếu nguồn điện tại chỗ.
  • Có thể huy động dễ dàng nguồn vốn đầu tư từ nhiều đối tượng khác nhau (chủ doanh nghiệp, chung cư, công sở, cá nhân) trong xã hội.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của điện mặt trời trên mái nhà là ngành điện bị giảm doanh thu, trong khi phải có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và thanh toán tiền điện phát vào lưới cho chủ hộ. Tuy nhiên, xét trên cơ sở lợi ích quốc gia thì điện mặt trời sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường tránh các tác động xấu đặc biệt là giảm phát thải khí nhà kính và không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương…

  • Muốn sử dụng nhiều phải phụ thuộc diện tích mái nhà.
  • Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, mặc dù vẫn có thể thu năng lượng mặt trời vào những ngày trời nhiều mây và mưa, nhưng chắc chắn hiệu suất của hệ thống năng lượng mặt trời sẽ giảm xuống.
  • Chi phí ban đầu để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời thì tương đối cao. Chi phí này là bắt buộc đối với các tấm pin mặt trời, biến tần, hệ thống dây điện và phí lắp đặt.

Thực trạng sử dụng điện mặt trời áp mái của người Việt Nam

Theo số liệu thống kê của EVN, nửa đầu năm nay, tổng công suất điện mặt trời áp mái nhà ở Việt Nam đã tăng khoảng 44%. Tính đến tháng 6/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái ở Việt Nam đạt 763.555 kWP, tăng mạnh so với tổng công suất tháng 1/2020 là 428.612 kWP. Còn tính đến ngày 8/7, đã có 37.300 hệ thống điện mặt trời trên mái nhà được lắp đặt, với tổng công suất đạt khoảng 782 MWp.

Hệ thống EVN tại Miền Nam cho biết, chỉ riêng 21 tỉnh thành phía Nam (chiếm 50,73% công suất lắp đặt toàn hệ thống) đã có 17.148 khách hàng lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, với 14.090 khách hàng là gia đình sử dụng sinh hoạt gia đình. Sản lượng điện dư được khách bán lại cho ngành điện 6 tháng qua là 87 triệu kWh, tương đương 195 tỷ đồng.

Điện mặt trời áp mái thời gian qua nhờ có chính sách mới nên thu hút được sự quan tâm và tin tưởng của nhiều hộ gia đình, đặc biệt ở miền Trung, miền Nam và các đô thị lớn. EVN ước tính rằng, chỉ cần khoảng 2 triệu mái nhà ở Việt Nam lắp điện mặt trời, với công suất 10 kW mỗi mái nhà, sẽ giúp giảm tương ứng 16 triệu tấn than mỗi năm do dùng nhiệt điện than.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org