NHỮNG THÁCH THỨC LỚN TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM

Ngành năng lượng ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bên cạnh đó, nó cũng tồn tại nhiều bất cập, thách thức không nhỏ tới chiến lược phát triển của ngành năng lượng. Điều này có thể gây trở ngại tới quá trình phát triển năng lượng bền vững cả về số lượng và chất lượng. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu và những thách thức mà ngành năng lượng Việt Nam đang gặp phải.

Giá năng lượng

Giá khí đốt tăng nhanh gây ra những biến động trên thị trường năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế, từ sản xuất tại các nhà máy cho tới các công ty cung ứng điện năng. Giá khí đốt tăng thì thị trường than đá và dầu mỏ cũng tăng theo.

Giá dầu Brent biển Bắc gần đây đã lên mức cao nhất trong vòng 7 năm, đạt trên 85 USD/ thùng, khi nhiều nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn cung thay thế để sưởi ấm và phát điện trong bối cảnh nguồn cung dầu mỏ khan hiếm. Giá than đá cũng vọt lên mức cao nhất và đang có nhu cầu nhập khẩu rất cao trong những năm gần đây.

Có thể nhận thấy, năm 2022, tình hình kinh tế, chính trị thế giới diễn biến phức tạp, giá xăng dầu tăng, lạm phát có xu hướng tăng cao, các nền kinh tế lớn thu hẹp quy mô và mở rộng chính sách tiền tệ, tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại; các tổ chức quốc tế đã dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,4% hạ xuống 3,6%.

An ninh năng lượng

Những năm trở lại đây, đầu tư cho ngành năng lượng suy giảm tạo ra khoảng trống, gây áp lực lớn lên an ninh năng lượng của nước ta. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu sử dụng năng lượng không ngừng gia tăng trong khi đó thì nguồn cung cung năng lượng đang dần cạn kiệt.

Tiêu thụ năng lượng cuối cùng của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2018 bình quân với tốc độ khoảng 6%/năm; lượng tiêu thụ điện giai đoạn 2011 – 2019 tăng nhanh (khoảng 10%/năm), năm 2019 tổng công suất điện đạt trên 54.880MW, sản xuất điện năng đạt gần 240 tỷ kWh.

Hiện nay, quy mô nguồn điện đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đạt thứ 23 trên thế giới. Yêu cầu sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường đang từng bước được quản lý tốt hơn, nhưng hiệu quả sử dụng còn nhiều bất cập.

Việt Nam đã và đang phải đối mặt với không ít thách thức và khó khăn. Nhu cầu về năng lượng tăng cao gây sức ép lên kết cấu hạ tầng ngành năng lượng, đòi hỏi vốn đầu tư lớn trong bối cảnh nợ công tăng cao và quá trình cổ phần hóa chưa thuận lợi.

Bên cạnh đó, thách thức về tác động môi trường của các hoạt động cung cấp năng lượng sẽ ngày càng gia tăng do nhu cầu năng lượng trong nước tăng nhanh, đi kèm với sự gia tăng nhanh chóng về tỷ trọng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than trong cơ cấu nguồn cung năng lượng. Khi Việt Nam trở thành quốc gia nhập khẩu tịnh năng lượng và tỷ trọng của năng lượng nhập khẩu trên tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp tăng lên sẽ tác động lớn đến an ninh năng lượng quốc gia.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới nguồn cung ứng năng lượng theo nhiều cách khác nhau. Các thay đổi về nguồn nước cấp sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất điện từ thủy điện như là sự thay đổi về lượng mưa ảnh hưởng tới chu kì thủy văn và dòng chảy của sông kéo theo thay đổi sản lượng phát của các dự án thủy điện.

Băng tan có thể làm tăng lưu lượng nước và do đó tăng sản lượng phát điện trong thời gian ngắn hạn, kéo theo là sự suy giảm đáng kể trong mùa hạ về dòng chảy cũng như sản lượng phát điện khi các con sông băng biến mất. Lượng trầm tích tăng lên có thể làm tăng tốc độ bồi lắng lòng hồ và làm tuabin máy nhanh hư hỏng, làm giảm sản lượng phát điện. Và sự thay đổi về nhiệt độ không khí và nước sẽ tác động tới hiệu suất phát điện của nhà máy nhiệt điện.

Nhiệt độ không khí cao sẽ làm giảm hiệu suất phát điện của nhà máy nhiệt điện. Nhiệt độ nước tăng có thể gây bất lợi tới hoạt động của các hệ thống làm mát của các nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử, và vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng về nước làm mát. Nước biển dâng và các thay đổi về tốc độ gió cũng như tần suất và cường độ xảy ra các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sẽ tác động trực tiếp tới hạ tầng ngành năng lượng, các dự án điện bằng sức gió.

Các hiện tượng mưa lớn và lũ từ các hồ băng tan có thể làm tổn hại tới sự an toàn đập thủy điện và việc xả nước ở quy mô lớn không có kế hoạch gây lũ lụt ở hạ lưu. Sự xâm nhập mặn có thể làm ăn mòn các vật tư sử dụng trong sản xuất và phân phối năng lượng. Hơn thế nữa, tính toàn vẹn về cấu trúc của các hạ tầng năng lượng có thể bị phá vỡ do các đợt nắng nóng tăng lên cũng như các đợt lạnh trái mùa.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org