XỬ PHẠT HÀNH VI TRỘM CẮP ĐIỆN

Điện năng là nguồn cung cấp quý giá và vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của người dân. Chúng ta phải sử dụng điện một cách hợp lí, an toàn và tiết kiệm để khai thác tối ưu hiệu quả của điện năng trong đời sống. Nhưng hiện nay đang xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi trộm cắp điện năng gây khó khăn cho việc quản lí điện và tổn thất nặng nề về kinh tế. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về khái niệm và cách xử lí các hành vi trộm cắp điện theo bài viết dưới đây.

Trộm cắp điện là gì?

Là hành vi lấy điện trái phép không qua công tơ, tác động nhằm làm sai lệch chỉ số đo đếm của công tơ và các thiết bị điện khác có liên quan đến đo đếm điện. Trộm cắp điện còn là hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 4 Nghị định 14/2014/NĐ-CP.

Một số hành vi trộm cắp điện như: Tự tiện đấu nối, câu móc lấy điện trên hệ thống điện; lật nghiêng hoặc đảo ngược công tơ; cắt đứt hoặc xâm phạm chì niêm phong cố ý làm hỏng công tơ để dùng điện; tác động nhằm làm sai lệch chỉ số điện năng tiêu thụ; và các thiết bị liên quan đến đo đếm điện.

Hành vi trộm cắp điện chẳng những gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát tổn thất điện năng, bị thất thoát về tài chính và mất công bằng trong sử dụng điện mà còn gây mất trật tự an toàn xã hội.

Xử lí hành vi trộm cắp điện như thế nào?

Hình thức xử phạt chính

Đối với các cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị điện lực có hành vi vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  • Cảnh cáo
  • Phạt tiền

Mức phạt tiền được áp dụng để xử phạt đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc các đơn vị điện lực. Nếu xử phạt đối với tổ chức hoặc các đơn vị điện lực thì mức tiền phạt bằng hai lần mức tiền phạt đối với cá nhân. Cụ thể là

– Trong lĩnh vực điện lực: tối đa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức hoặc Đơn vị điện lực;

–  Trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện:  tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với các tổ chức; công trình đập thủy điện từ cấp II trở lên thì áp dụng 100%, từ cấp III trở xuống áp dụng 70% mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm an toàn đập thủy điện được quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP.

– Trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:  tối đa là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung

Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức hoặc đơn vị điện lực còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Trong lĩnh vực điện lực: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm.
  • Trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm phương tiện vi phạm. Đình chỉ có thời hạn hoạt động tích nước hồ chứa thủy điện.
  • Trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm được sử dụng.

Chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với:

  • Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ vụ án này cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
  • Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định tại Khoản 1 Điều này.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org