HỆ THỐNG ĐIỆN GIÓ TẠI VIỆT NAM

Năng lượng gió là nguồn năng lượng được sử dụng từ lâu đời, nó được sử dụng để di chuyển thuyền buồm, thổi bay cánh diều và còn có thể tạo ra điện nhờ làm quay tuabin. Và Việt Nam ta cũng đang phát triển  năng lượng gió qua hệ thống điện gió, tạo ra nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả, thân thiện với môi trường và giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Năng lượng điện gió hiện nay đang là một trong những dạng năng lượng phát triển nhanh nhất thế giới và có tiềm năng lớn ở Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng với Minh Phú Electric tìm hiểu về hệ thống năng lượng điện gió tại Việt Nam đang có thế mạnh như thế nào so với các nguồn năng lượng khác.

Khái niệm điện gió

Điện gió là điện năng được tạo ra từ tuabin gió mang năng lượng gió. Sử dụng năng lượng điện gió là áp dụng cách lấy năng lượng từ xa xưa của ông cha ta. Người ta sử dụng gió để tạo ra điện, vận dụng sự chuyển động của luồng không khí.

Tận dụng nguồn năng lượng tái tạo từ thiên nhiên nên chi phí sản xuất điện giảm xuống một cách tối đa và việc tìm nguồn năng lượng cũng không tốn kém như những nguồn năng lượng khác. Trên con đường hướng tới một tương lai không có Carbon, năng lượng gió sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.

Các hệ thống điện gió tại Việt Nam: nhà máy điện gió Trung Nam ở Ninh Thuận, Điện gió Đông Hải 1- Trà Vinh, nhà máy điện gió Thái Hòa ở Bình Thuận,…

Tìm hiểu thêm: MÁY PHÁT ĐIỆN GIÓ MINI – NHỮNG THÔNG TIN THÚ VỊ

nha may dien gio nha may dien gio

Những tác động đến môi trường của hệ thống điện gió

Tác động đến môi trường

Việc xây dựng các nhà máy điện gió đã chiếm dụng nhiều diện tích đất, diện tích biển. Phần móng của tuabin gió có đường kính khoảng 10 – 20 m và thường nằm sâu dưới mặt đất hoặc đáy biển khoảng 40 – 80m.

Tuy nhiên, so với các nguồn năng lượng Carbon thấp khác, tuabin gió thuộc số có chỉ số tiềm năng ấm lên toàn cầu thấp nhất trên mỗi đơn vị năng lượng điện được tạo ra. 1 MW điện gió giúp giảm phát thải khoảng 1.800 tấn CO2, 9 tấn SO2 và 4 tấn NO2. Theo dự tính của GWEC, đến 2050 chương trình điện gió trên toàn thế giới sẽ làm giảm phát thải 1,5 tỷ tấn CO2. Nếu tính hàm lượng bình quân của CO2 trong khí quyển hiện nay khoảng 400 ppm thì lượng 1,5 tỷ tấn CO2 này của toàn thế giới chỉ tương đương 0,07%

Tác động đến khí hậu

Các tua bin gió sẽ làm giảm vận tốc của gió. Về mặt lý thuyết, việc sử dụng hàng loạt tuabin gió, giảm tốc độ gió sẽ có ảnh hưởng đến các điều kiện khí hậu tại chỗ, gây ra biến đổi phân bố mưa và tuyết. Nếu tốc độ gió trung bình giảm đi thì luồng không khí chuyển động đó sẽ bị nung nóng hơn về mùa hè và lạnh hơn về mùa đông.

Tác động đến cảnh quan và hệ sinh thái biển

Cánh đồng điện gió thường được xây dựng tại những nơi xa khu dân cư, ven bờ biển hoặc ở ngoài khơi. Tuy nhiên, những công trình này cũng ảnh hưởng đến cảnh quan và địa hình nên đã có những quy định phải giữ đúng khoảng cách cần thiết từ nơi đặt turbin đến những vùng bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ hoặc khu dân cư.

Ảnh hưởng đáng kể của tuabin điện gió đặt ngoài khơi đến sinh thái biển là độ ồn và tần số rung trong nước biển khi lắp đặt điện. Việc đặt dây cáp dưới nền biển để dẫn điện về đất liền có thể xáo động sự sinh sống của những sinh vật sống dưới biển cũng như sinh thái biển, đặc biệt là tại những vùng biển cần bảo vệ. Ngoài ra, tuabin điện gió có thể gây khó khăn cho tàu thuyền hoặc việc đánh bắt hải sản nếu trang trại điện gió nằm gần tuyến hàng hải hoặc ngư trường.

Tiềm năng và triển vọng của năng lượng điện gió tại Việt Nam

Ngành điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm ngành công nghiệp năng lượng mới. Nó được hình thành trên xu hướng phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới và sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, tiên tiến. Nguồn năng lượng điện gió sẽ đáp ứng được nhu cầu năng lượng cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của các hộ gia đình và doanh nghiệp trước nguy cơ các nguồn thủy điện đã khai thác hết.

Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài hơn 3000km, Việt Nam có thể đáp ứng những thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng điện gió. Và tốc độ gió tại Biển Đông khá mạnh và thay đổi nhiều theo mùa so với các vùng biển lân cận. Theo khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia Thái Lan, Lào và Campuchia. Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng rất tốt để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn, hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Khu vực Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m ở phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận) là hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng điện gió.

Xét cho cùng so với những tác động của điện gió đến môi trường, khí hậu và địa hình thì những lợi ích nhờ điện gió mang lại

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org