BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN MINH PHÚ ELECTRIC

Nhằm đảm bảo hệ thống sản xuất luôn vận hành và ổn định lâu dài là một trong những tiêu chí luôn được quý khách hàng quan tâm hàng đầu hiện nay. Công ty TNHH Minh Phú Electric đã và đang phấn đấu trở thành đơn vị bảo trì máy phát điện công nghiệp số 1 hiện nay. Với tiêu chí cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác, chât lượng, Minh Phú sẽ luôn luôn đáp ứng được yêu cầu của quý khách hàng.

Với quy trình bảo trì chuyên nghiệp, cụ thể. Kỹ thuật có tay nghề cao, chi tiết nhất hiện nay. Áp dụng cho tất cả các loại máy phát điện cồng nghiệp hàng đầu như: Cummins, Mitsubishi, Perkins, Doosan,… Đó luôn là những ưu điểm và thế mạnh cuả Minh Phú trong thời gian phụ vụ vừa qua.

TẠI SAO PHẢI THƯỜNG XUYÊN BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG MÁY PHÁT ĐIỆN DÙ LÀ SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN HAY KHÔNG?

  • Bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện định kì có thể giúp cho máy phát điện hoạt động ổn định, tăng tuổi thọ động cơ.
  • Máy phát điện được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ hoạt động ổn định, giúp tiết kiệm nhiên liệu và chi phí vận hành, hệ thống lọc dầu và thông gió cũng sẽ hoạt động tốt hơn nhiều so với máy phát điện không được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên.
  • Tránh các hư hỏng đột xuất, chủ động lịch làm việc giúp tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng năng suất sản xuất hàng hóa, tăng doanh thu sản phẩm và không làm đình trệ công việc khi điện bị mất đột ngột.
  • Tiến hành bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện định kì 3 hoặc 6 tháng một lần để máy phát điện luôn hoạt động tốt và ổn định. Việc bảo trì bảo dưỡng máy phát điện giúp tìm ra những hỏng hóc bên trong máy và có biện pháp khắc phục thay thế kịp thời, phòng tránh những hư hỏng lây lan dây chuyền kéo theo tình trạng máy phát điện hỏng hóc ngày một nghiêm trọng.

Minh Phú xin gửi đến quý khách các bước chuẩn bị trong quy trình bảo tri, bão dưỡng máy phát điện để quý khách tham khảo và áp dụng.

  1. Tiếp nhận yêu cầu:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin qua điện thoại, qua mail hoặc từ nhân viên kinh doanh của công ty.

Bước 2: Xác nhận và thu thập các thông tin cần thiết:

–    Tên đơn vị yêu cầu – Người liên hệ – Số điện thoại – Địa chỉ email.

–    Địa chỉ đặt máy phát điện.

–    Model tổ máy, động cơ, đầu phát, công suất máy phát điện.

–    Số giờ hoạt động của máy phát điện.

–    Tình trạng của máy phát điện cần sử dụng dịch vụ.

Bước 3: Bộ phận kỹ thuật thiết lập hướng giải quyết, thiết bị cần thay thế và sửa chữa, gửi về lại cho bộ phận tiếp nhận thông tin.

  1. Báo giá và lên hợp đồng:

Bước 1: Làm báo giá gửi cho phía khách hàng.

Bước 2: Xác nhận phương thức và giá cả đã được phía bên khách hàng chấp thuận.

Bước 3: Lên hợp đồng, chuẩn bị nguồn hàng sẵn sàng, bố trí kỹ thuật phù hợp.

  1. Tiến hành sửa chữa:

Bước 1: Nhân viên kỹ thuật kiểm tra tình trạng thực tế, và ghi chú vào trong báo cáo.

Bước 2: Chụp hình hiện trạng trước khi thực hiện.

Bước 3: Tiến hành sửa chữa/ bảo trì như theo phương án đã trình bày, hoặc sẽ thay đổi nếu như tình trạng thực tế của máy không khớp với thông báo trước đó.

Bước 4: Ghi lại cụ thể những thiết bị thay thế khi sửa chữa.

Bước 5: Chụp hình hiện trạng sau khi sửa chữa.

  1. Kết thúc sửa chữa:

Bước 1: Nhân viên kỹ thuật lập biên bản nghiệm thu theo mẫu, giao cho bên khách hàng ký xác nhận.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận thông tin làm các thủ tục thanh toán, thu tiền bên khách hàng. Tổng hợp hồ sơ giấy tờ, lưu văn phòng.

CÁC CHẾ ĐỘ BẢO TRÌ MÁY PHÁT ĐIỆN

  1. Bảo trì chế độ A (Thời gian hoạt động của máy từ 0 giờ đến 1000 giờ chạy máy)
  • Hoạt động kiểm tra máy định kỳ mỗi 6 tháng/lần ở chế độ dự phòng sau đó sẽ bảo trì máy sau 250 giờ máy hoạt động.
  • Nội dung bảo trì:
  • Kiểm tra báo cáo chạy máy
  • Kiểm tra động cơ:
  • Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
  • Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
  • Kiểm tra áp lực nhớt.
  • Kiểm tra tiếng động lạ.
  • Kiểm tra hệ thống khí nạp.
  • Kiểm tra hệ thống xả.
  • Kiểm tra ống thông hơi.
  • Kiểm tra độ căng đai.
  • Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
  • Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế. (Nếu có)
  • Cần thay thế các phụ tùng:
  • Thay bộ lọc nhớt
  • Thay bộ lọc nhiên liệu
  • Thay nhớt máy
  • Vệ sinh bộ lọc gió

  1. Bảo trì chế độ B (Thời gian hoạt động của máy từ 1000 giờ đến 2000 giờ)
  • Hoạt động kiểm tra máy sau mỗi 500 giờ hoặc 02 – 04 năm họat động ở chế độ dự phòng (Tiểu tu)
  • Nội dung bảo trì:
  • Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A.
  • Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm.
  • Kiểm tra hệ thống lọc khí:
  • Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.
  • Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.
  • Thay thế bộ lọc gió, nếu cần.
  • Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần).
  • Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
  • Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.
  • Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế.
  • Cần thay thế các phụ tùng:
  • Thay nhớt máy, lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần).
  • Thay nước làm mát
  • Đồng thời chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện
  1. Bảo trì chế độ C (Thời gian hoạt động của máy từ 2000 giờ đến 6000 giờ)
  • Hoạt động bảo trì diễn ra khi máy hoạt động sau mỗi 2000 giờ hoặc 04 – 07 năm hoạt động ở chế độ dự phòng (Trung tu lần 1)
  • Nội dung bảo trì:
  • Làm sạch động cơ.
  • Điều chỉnh khe hở xúp bắp & béc phun.
  • Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.
  • Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.
  • Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.
  • Bình điện. (Thay mới nếu không đủ điện)
  • Xiết lại những bulông bị lỏng.
  • Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.
  • Đo và kiểm tra độ cách điện (Đầu phát điện)
  • Cần thay thế các phụ tùng:
  • Bộ lọc nhớt
  • Bộ lọc nhiên liệu
  • Bộ lọc nước
  • Dây Curoa phần trục và máy phát xạc bình (Nếu cần)
  • Nước làm mát
  • Ống cấp nhiên liệu, các van ống (Ống dầu mềm)
  1. Bảo trì chế độ D (Thời gian hoạt động từ 6000 giờ)
  • Hoạt động bảo trì máy diễn ra khi máy hoạt động sau mỗi 6000 giờ hoặc 07 – 10 năm ở chế độ dự phòng (Trung tu lần 2)
  • Nội dung bảo trì:
  • Lặp lại chế độ bảo trì C. (Trung tu lần 1)
  • Làm sạch động cơ
  • Kiểm tra hệ thống làm mát
  • Làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.
  • Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun hơi nước nóng.
  • Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.
  • Tháo rã, làm sạch và kiểm tra: Nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế phần Gate nhớt giữa lốc máy và gate:
  • Puli cánh quạt.
  • Bộ tăng áp.
  • Bộ giảm chấn.
  • Puli giảm chấn.
  • Cần thay thế các phụ tùng:
  • Bộ sửa chữa bơm nước, bơm nhớt bôi trơn (Nếu cần)
  • Bộ sửa Puli trung gian.

Dịch vụ Bảo trì máy phát điện tại TP.HCM – Minh Phú Electric

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực máy phát điện và hệ thống phòng cách âm, cùng với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu. Trong những năm qua công ty Máy phát điện Minh Phú Electric đã cung cấp các dịch vụ từ kiểm tra lắp đặt đến bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện và phòng máy cho rất nhiều khách hàng trên cả nước, đảm bảo sản xuất ổn định, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất liên hệ ngay MINH PHÚ ELECTRIC theo THÔNG TIN LIÊN LẠC:

  • Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
  • Điện thoại: 090 693 7788 – 090 950 9696
  • Hotline: 028 36202126
  • Email: info@minhphu.org
  • Website: https://codiencongnghiep.com.vn/