CÔNG NGHỆ XỬ LÍ CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP

Công nghệ xử lí chất thải công nghiệp là một lĩnh vực mới nổi của việc xử lí chất thải công nghiệp. Ngày nay, để tránh các tác động nghiêm trọng đến môi trường thì yêu cầu làm sạch và quản lí chất thải công nghiệp ngày càng cao và chú trọng nhiều hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường sạch đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Minh Phú Electric sẽ cùng các bạn nghiên cứu và tìm hiểu về công nghệ xử lí chất thải công nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam qua bài viết dưới đây.

Khái niệm chất thải công nghiệp

chat thai cong nghiep

Chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của nhà máy, xí nghiệp theo nhiều dạng thông qua nhiều hoạt động công nghiệp như chế biến và đóng gói thực phẩm, dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng hay các thiết bị điện tử, …

Mỗi nhóm công nghiệp sẽ tạo ra những loại chất thải khác nhau, chứa những thành phần hóa học khác nhau. Gồm 2 nhóm chất thải chính, đó là:

Chất thải nguy hại: là khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng, dễ gây cháy nổ, tác động không tốt đến sức khỏe con người và môi trường và dễ ăn mòn nhiều vật liệu khác.

Ví dụ như: Xỉ, thùng chứa chất phụ gia, bùn kim loại, bùn thải chứa dầu, bùn thải sau hệ thống xử lý nước thải công nghiệp; Dầu nhớt thải, giẻ lau nhiễm dầu; Ắc quy, pin, bóng đèn huỳnh quang.

Chất thải không nguy hại: Là chất thải rắn nhưng không gây nguy hại đến môi trường như sắt thép gỉ, kim loại gỉ sét; chất thải chứa các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ không độc hại như than hoạt tính, thạch cao, thuỷ tinh, gốm xứ, …; chất thải chứa kim loại nặng hoặc nhựa không lẫn với chất bẩn khác như da, cao su, tro, mùn, …chứa các thành phần vô cơ và hữu cơ không độc hại phát sinh từ quy trình đóng gói như giấy, keo dán.

Quy trình xử lí chất thải công nghiệp

o nhiem moi truong

Tùy vào tính chất từng loại rác thải sẽ có biện pháp gom, xử lý khác nhau. Quy trình xử lí chất thải công nghiệp gồm các bước theo trình tự sau:

Bước 1: Quản lí, xử lí nhanh rác thải bằng cách phân loại rác từ nguồn sản sinh.

Bước 2: Thu gom rác công nghiệp đã được phân loại; rác thông thường thì đặt gọn gàng trong khu vực chứa, rác nguy hại thì chọn vật chứa phù hợp và có dán biển báo chất thải nguy hại để có thể nhận biết.

Bước 3: Vận chuyển các chất thải, rác thải công nghiệp đến bãi rác tập trung.
Bước 4: Tiến hành xử lý các chất thải công nghiệp bằng phương pháp phù hợp dựa vào tính chất, mức độ độc hại của chất thải.

Phương pháp xử lí chất thải công nghiệp an toàn- hiệu quả

Phương pháp nhiệt

Sử dụng lò đốt rác thải công nghiệp dưới các hình thức lò đốt chất lỏng, xi măng, lò hơi,… Lượng nhiệt sinh ra có thể tận dụng trong các nhà máy công nghiệp nhiệt hoặc điện trong nhà máy. Tuy nhiên, phương pháp chỉ phù hợp đối với các chất thải có khả năng bắt cháy.

Phương pháp chôn lấp

Phương pháp này giúp giảm thiểu tối đa rác thải thải ra môi trường bên ngoài, phù hợp với các chất thải là chất hữu cơ hoặc vô cơ; chất thải không chứa phóng xạ, không chứa thành phần gây ô nhiễm, dễ nổ; chất thải không có chất lỏng, tỷ lệ rò rỉ thấp; chất thải không có các chất khó phân hủy.

Phương pháp tái chế

Phương pháp này được nhiều nhà máy lựa chọn, giúp hạn chế khối lượng chất thải được thải ra môi trường bên ngoài. Song song đó cũng tạo được sản phẩm mới mang lại lợi ích vể kinh tế. Tuy nhiên, nó phù hợp với rác khó phân hủy nhưng có khả năng tái chế để sử dụng lại như giấy, kim loại an toàn, nhựa.

Phương pháp ủ sinh học

Sử dụng công nghệ để khử nước trong chất thải để biến rác thải công nghiệp thành dạng xốp ở môi trường thiếu không khí. Giúp phân hủy hoặc tạo ra sản phẩm mới như phân bón, năng lượng khí đốt. Phù hợp với chất thải công nghiệp hữu cơ, không độc hại.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org