BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG SẢN XUẤT ĐIỆN NĂNG

Công nghiệp điện năng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người cũng như trong sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên hoạt động sản xuất điện năng cũng gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường nếu không được xử lí kịp thời. Các chất thải, khí thải từ nhà máy nhiệt điện, thủy điện đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường xung quanh và tác động đến hoạt động sinh hoạt của người dân địa phương. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu các tác động của hoạt động sản xuất điện năng đến môi trường và tìm ra các giải pháp phù hợp góp phần bảo vệ môi trường và nền sinh thái quốc gia.

Tác động môi trường từ nhà máy nhiệt điện

Điện than đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đang đóng góp hơn 1/3 nhu cầu sử dụng điện của cả nước. Tuy nhiên, vấn đề xử lí chất khải của các nhà máy nhiệt điện than được cảnh báo là nguy hại đến môi trường và sức khỏe của người dân địa phương. Quá trình sản xuất điện từ đốt than sẽ sinh ra nhiều khí độc như SO2, NO, CO2…

Như vậy, một nhà máy nhiệt điện sẽ thải một lượng khí độc khổng lồ ra môi trường nếu không được xử lý. Bụi thoát ra từ các ống khói thường có kích thước rất nhỏ (vài phần trăm micro mét) và phát tán đi xa (hàng chục km) do đó rất có thể thâm nhập vào đường hô hấp của người dân sống xung quanh các nhà máy nhiệt điện.

Không chỉ là tác nhân gây ô nhiễm không khí, hoạt động từ các nhà máy nhiệt điện còn là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Nước thải từ các nhà máy nhiệt điện, bao gồm nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

Trong đó, nước thải công nghiệp bao gồm nước thải tro xỉ, nước thải xử lý hóa chất và nhiên liệu, nước làm mát thiết bị gây hại cho sức khỏe con người và sinh vật.  Nếu không được xử lí phù hợp sẽ làm giảm khả năng oxi hóa lẫn hoạt động của vi sinh vật có tác dụng xử lý nước.

Một nhà máy điện đốt than công suất cỡ 2.000 MW có thể sinh ra 2.000 tấn tro bay/ngày, thường ở dạng bột mịn. Tác hại của tro đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường là làm ô nhiễm các nguồn nước, ô nhiễm không khí sinh ra các bệnh về phổi.

Ngoài ra, trong tro còn chứa các nguyên tố có thể sinh ung thư như polycylic hydrocarbon. Ô nhiễm đất trồng được quan tâm trước tiên nếu như xỉ than, nước thải có nhiều kim loại nặng độc hại và lẫn nhiều dầu nhiễm vào đất trồng.

Tác động môi trường từ nhà máy thủy điện

Việc vận hành nhà máy thủy điện là hủy hoại sinh kế và là nguyên nhân gây ra sự di cư của nhiều cộng đồng. Những người dân vùng hạ lưu cũng đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nước và tác động xuyên biên giới bao gồm lũ lụt, thiếu nước và ô nhiễm nguồn nước.

Chẳng hạn, nhiều năm nay, một số nhà máy thuỷ điện trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An) xảy ra tình trạng ứ đọng các loại rác thải như rác thải sinh hoạt, cây cối… trên lòng hồ với khối lượng lớn gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường xung quanh.

Ngoài việc buộc phải phải đánh đổi một phần diện tích rừng, các công trình thủy điện dâng nước đã trực tiếp khiến hệ sinh thái rừng bị hủy hoại do làm ngập rừng. Ví dụ sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng và đưa vào hoạt động thì diện tích rừng bị ngập khoảng 2.500 – 3.100 ha gây ra hậu quả là làm suy giảm độ phì của đất ngập nước, lượng sinh vật sống trong đất cũng từ đó mà giảm theo, làm thay đổi hoàn toàn cảnh quan nơi này.

Vì sự ảnh hưởng từ quá trình xây dựng thủy điện, một diện tích lớn rùng bị xâm chiếm khiến cho lớp cây xanh sản xuất oxi bị mất đi, điều đó đồng nghĩa với việc khí cacbondioxit sẽ tăng lên.

Cây xanh bảo vệ môi trường khỏi khói bụi, đất li ti trong không khí, việc mất đi cây xanh khiến cho không khí ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người. Rừng mất đi cũng kéo theo nhiều tác động xấu từ thiên tai như lũ lụt, sạc lở sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư xung quanh nhiều hơn.

Các giải pháp phù hợp bảo vệ môi trường trong sản xuất điện năng

Lựa chọn vị trí xây dựng nhà máy xa các khu vực dân cư, thiết kế ống khói cao nhằm tạo khả năng lan tỏa rộng các khí độc và bụi trong khí thải của nhà máy nhiệt điện. Sử dụng công nghệ đốt than mới, định kỳ bảo dưỡng lò hơi và các thiết bị khác nhằm tránh rò rỉ các khí độc hại ra môi trường xung quanh. Trong mùa khô, bãi xỉ than phải được phun sương mù áp suất cao từ 1 đến 2 lần trong ngày.

Trong khuôn viên nhà máy phải xây dựng hệ thống thu và thoát nước mưa chảy tràn. Lượng nước này được đưa tập trung vào một hồ xử lý, nhằm lắng đọng bụi, chất rắn hạt thô. Định kỳ phải nạo vét bùn ở đáy hồ. Xây dựng các tuyển tiêu nước và hồ giữ nước trong khu vực nhà máy nhằm xử lý nước thải.

Cần đưa ra các phương án xử lý rác thải và xử lý tảo, vi khuẩn trong hồ chứa một cách hiệu quả hơn tại các hồ thủy điện. Khi thiết kế xây dựng hồ chứa nước bắt buộc phải có các tính toán về thiệt hại đối với thế giới động vật, tính toán thiệt hại về kinh tế. Và phải tính đến các biện pháp hoàn bù đất, cải tạo, tăng độ phì nhiêu của đất, cải thiện điều kiện cho thực vật phát triển và áp dụng các biện pháp công nghệ sinh học khác để cải tạo đất. Góp phần bảo vệ môi trường, cải thiện hệ sinh thái quốc gia và tránh các tác động đến sức khỏe của người dân.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org