Nạn phá rừng là một trong những vấn nạn của Việt Nam và cần được lên án. Rừng đang trong tình trạng bị đe dọa nghiêm trọng, tác động xấu đến sự sống của nhân loại. Vì bảo vệ rừng là bảo vệ lá phổi xanh của Trái Đất, bảo vệ chính nguồn sống của mỗi người chúng ta. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về vấn nạn phá rừng của con người và đưa ra các giải pháp bảo vệ rừng, trả lại đại dương xanh cho đất nước Việt Nam chúng ta qua bài viết dưới đây.
Thực trạng nạn phá rừng tại Việt Nam
Diện tích hệ sinh thái rừng trên khắp cả nước đang bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Độ che phủ rừng chỉ nằm trong khoảng 40%, diện tích hệ sinh thái rừng nguyên sinh chỉ chiếm 10%. Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai trên thế giới. Các hình thức phá rừng ngày càng trở nên tinh vi và trắng trợn như chuyển đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư, gây bất bình trong dư luận nhưng lại bị chính quyền cố tình bỏ lơ. Bên cạnh đó nhờ các nỗ lực bảo vệ và trồng rừng mới của chính phủ Việt Nam, tỷ lệ che phủ rừng của Việt Nam không ngừng tăng lên từ năm 1996 đến nay nhưng tỷ lệ rừng tự nhiên trong tổng diện tích rừng lại giảm.
Tổng cục Lâm nghiệp thống kê khoảng 22.800 ha rừng bị thiệt hại vào giai đoạn 2011-2019, trong đó nguyên nhân cháy rừng gần 14.000 ha, phá rừng hơn 9.000 ha. Chỉ trong hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên 3.500 ha. Ngoài ra, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ở các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Điện Biên được phát hiện chậm. Chính việc xử lý thiếu kiên quyết, không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh trách nhiệm, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài nguyên rừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.
Nguyên nhân và hậu quả của nạn phá rừng
Nguyên nhân chủ quan
Qui hoạch rừng để phát triển nhà máy, trang trại, thủy điện,… và chưa có chính sách xử lí phù hợp.
Do người dân phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, nhà ở khiến cho đất trống, đồi trọc. Bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn có tập tục di canh di cư nên tình trạng mất rừng ngày càng tăng.
Chưa nhận thức về bảo vệ rừng, chặt phá rừng trái phép, lấy gỗ buôn bán lậu. Đây là một vấn nạn chiếm tỉ trọng lớn nạn phá rừng ở nước ta hiện nay.
Nguyên nhân khách quan
Do nền kinh tế của Việt Nam đang trên ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhu cầu xã hội tăng lên nhưng trong khi đó điều kiện kinh tế của người dân vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt.
Do những nhu cầu mua bán và trao đổi gỗ quý lấy lợi nhuận dẫn tới việc người dân lên rừng chặt phá lấy gỗ buôn lậu để kiếm tiền.
Hậu quả của nạn phá rừng
Gây biến đổi khí hậu
Khi chặt phá rừng, lượng khí CO2 không còn được hấp thụ làm tăng hiệu ứng nhà kính và gây ra sự biến đổi khí hậu. Nó sẽ làm Trái Đất nóng lên, nước biển dâng cao làm khí hậu thay đổi thất thường, khắt nghiệt. Nó còn gây ô nhiễm môi trường, phát sinh nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Làm sụt lở đất, gây mưa bão, lũ lụt thường xuyên
Rừng trống, đồi trọc gây sụt lở đất nghiêm trọng. Mưa bao nhiêu sẽ đổ dồn hết về vùng thấp trũng, trên đường đi sẽ cuốn theo cây gỗ, đất đá. Phá rừng khiến cho thảm thực vật bị suy giảm nghiêm trọng. Kéo theo đó là làm giảm khả năng ngăn cản dòng chảy, xảy ra mưa bão, lũ lụt thường xuyên và tình trạng sụt lở đất ngày càng nhiều. Mấy năm gần đây, người dân Việt Nam, nhất là miền Trung liên tục phải gánh chịu lũ lụt, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Đó có thể là cơn tức giận của Mẹ thiên nhiên khi con người phá hủy và chặt phá rừng bừa bãi.
Làm mất cân bằng hệ sinh thái
Nạn phá rừng còn ảnh hưởng đến đời sống sinh vật, mất rừng khiến chúng không có nơi sinh sống, cư trú và có nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật. Điều này làm giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng hệ sinh thái.
Giải pháp bảo vệ rừng
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển rừng trong toàn thể người dân cùng với việc tiếp tục thực hiện củng cố hệ thống tổ chức quản lý gắn với tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp.
Việc trồng rừng, phục hồi rừng cũng có vai trò quan trọng đối với các đồng bào dân tộc thiểu số, những người trực tiếp tham gia trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp. Những chủ rừng, người dân, hộ dân, những tổ chức, đơn vị được nhà nước giao đất trồng rừng phải có trách nhiệm, gắn với đó là chính sách bảo vệ, phát triển. Và việc cần thiết là chính sách của Nhà nước để bảo vệ, phát triển rừng gắn với giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Như thế thì công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng mới thực sự đạt hiệu quả.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trang web: https://codiencongnghiep.com.vn
Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Hotline: 090 693 7788 – 090 950 9696
Email: info@minhphu.org