SỨC HÚT CỦA ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI VIỆT NAM VỚI CÁC CHỦ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điện gió ngoài khơi đang rất có tiềm năng phát triển tại Việt Nam và nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư, ngay cả nhà đầu tư nước ngoài. Điện gió ngoài khơi đang là nguồn năng lượng tái tạo sạch và là xu hướng dẫn đầu trong phát triển nguồn năng lượng xanh của thế giới. Vì thế, việc phát triển nguồn năng lượng này sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, mở rộng phát triển kinh tế quốc tế. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về sức hút của nguồn năng lượng điện gió ngoài khơi đối với các nhà đầu tư nước ngoài được thể hiện như thế nào qua bài viết dưới đây.

Những ưu điểm của điện gió ngoài khơi

Điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng và triển vọng phát triển lớn, bền vững ở Việt Nam.  Ưu điểm chính của năng lượng gió ngoài khơi là khả năng tạo ra điện cao hơn vì tốc độ gió trên đại dương thường ổn định và mạnh hơn so với trên đất liền. Ngoài ra, trên thực tế không giới hạn các địa điểm ngoài khơi để triển khai trang trại điện gió mà ít hoặc không ảnh hưởng đến xung đột dân cư. Hơn nữa, những tiến bộ gần đây trong công nghệ điện gió ngoài khơi đã giúp giảm chi phí vốn, lắp đặt và vận hành thiết bị.

Theo kết quả khảo sát, đánh giá về năng lượng của châu Á thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng điện gió ước đạt 513.360 MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020.

Việt Nam có nguồn tài nguyên gió ngoài khơi dồi dào với hơn 3.000 km đường bờ biển. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), điện gió ngoài khơi có tiềm năng cung cấp 12% điện năng của Việt Nam vào năm 2035. Nếu phát triển được sản lượng điện nêu như trên để thay thế dần điện than có thể sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu phát thải hơn 200 triệu tấn khí CO2 trong môi trường. Và các vùng biển có khả năng khai thác năng lượng gió tốt nhất Việt Nam là Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau và một phần vùng biển trung tâm vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt, tiềm năng gió đạt ở mức tốt đến rất tốt ở khu vực biển Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu với tốc độ gió trung bình năm từ 8 – 10 m/giây, mật độ năng lượng trung bình năm phổ biến từ 600W đến trên 700 W/m2.

Sức thu hút của điện gió ngoài khơi với các nhà đầu tư nước ngoài

Tháng 9/ 2022, tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản đã công bố triển khai dự án phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam. Sau đó 3 tháng, Sumitomo đã tiến hành khảo sát để nghiên cứu các tuyến đường đặt cáp. Tập đoàn này dự định sẽ đưa vào vận hành nhà máy điện gió ở đây với công suất từ 500 MW đến 1 GW vào năm 2030. Nếu các kế hoạch ban đầu đi đúng hướng, tập đoàn sẽ đặt mục tiêu phát triển các dự án tiếp theo, bao gồm cả ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Sumitomo đã xây dựng các nhà máy điện gió ngoài khơi ở châu Âu, bao gồm cả ở Bỉ và Vương quốc Anh. Sản lượng của các nhà máy ở châu Âu, dựa trên tỷ lệ đầu tư, là khoảng 310 MW. Dự kiến sẽ tăng lên khoảng 600 MW khi tính thêm các dự án sắp tới.

Tuy nhiên, không phải chỉ có công ty Sumitomo Nhật Bản đang tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường điện gió ngoài khơi ở Việt Nam mà còn có Renova, một công ty chuyên về năng lượng tái tạo, đã thiết lập cơ sở phát triển tại Việt Nam. Vào tháng 4/ 2022, Renova đã ký biên bản ghi nhớ về phát triển điện gió ngoài khơi với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để xây dựng một nhà máy điện gió có công suất 2 GW trong tương lai. Bên cạnh đó, Renova cũng đang xem xét phát triển một nhà máy điện gió nổi ở ngoài khơi, với các tua bin nổi trên mặt biển, tại quốc gia này. Mặc dù đang tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo ở các quốc gia khác như Hàn Quốc và Philippines, nhưng Renova lại có số lượng nhân sự lớn nhất tại Việt Nam và coi Việt Nam là “một trong những quốc gia quan trọng nhất” để phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Lĩnh vực điện gió ngoài khơi Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài là nhờ vào gió mạnh ở ngoài khơi phía Nam Việt Nam khiến nơi đây trở thành một trong những địa điểm tốt nhất trong khu vực để phát triển năng lượng gió. Bên cạnh đó, việc cam kết không phát thải Carbon ròng vào giữa thế kỷ này đang khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển nguồn năng lượng tái tạo.

Tốc độ gió ở một số khu vực ngoài khơi phía Nam Việt Nam có thể vượt ngưỡng 10 m/giây, cao hơn nhiều so với con số 8 m/giây – tốc độ gió khả thi để phát triển một nhà máy điện gió. Ở khu vực Đông Nam Á, sức gió ngoài khơi ở Việt Nam và Philippines khá mạnh, trong khi sức gió quanh Malaysia và Indonesia thì yếu hơn. Vì vậy, Việt Nam được coi là “một trong những nơi tốt nhất ở châu Á về năng lượng điện gió ngoài khơi”. Mặt khác, cơ sở hạ tầng ở Việt Nam lại không theo kịp sự phát triển của thế giới, có thể dẫn đến tình trạng thiếu điện trong tương lai. Và Việt Nam cần phải đảm bảo các nguồn năng lượng để thay thế cho than đá, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm thiểu tác động đến môi trường.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org