XỬ LÍ NƯỚC THẢI BỊ Ô NHIỄM DẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC

Dầu khí là nguồn nguyên liệu quý giá, nó đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Nhưng bên cạnh đó, việc khai thác dầu khí, các sự cố tràn dầu đã tác động rất nhiều đến môi trường, đem lại những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là ngành công nghiệp dầu khí đã thải ra một lượng nước thải bị nhiễm dầu ra môi trường làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Vì vậy, việc xử lí nước thải bị ô nhiễm dầu là điều rất cần thiết và quan trọng đối với đất nước chúng. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm ra các giải pháp nhằm xử lí nước thải ô nhiễm dầu hiệu quả bằng phương pháp sinh học.

Nguồn gốc của nước thải bị ô nhiễm dầu

  • Nước thải bị ô nhiễm dầu phát sinh từ:
  • Khoan và khai thác dầu: thiết bị máy móc trong quá trình sản xuất, vệ sinh máy móc, bùn khoan
  • Vận chuyển dầu thô và các sản phẩm chế biến từ dầu: sự cố tràn dầu, tàu bị vỡ khi vận chuyển, còn do sự phun trào dầu tại các mỏ dầu.
  • Các nhà máy lọc dầu: nước từ công đoạn công nghệ, đặc biệt là cracking và nước thải từ nhà máy
  • Công nghiệp hóa dầu: nguồn nguyên liệu thô, các chất dung môi, chất xúc tác,
  • Kho chứa xăng dầu: các hoạt động vệ sinh máy móc thiết bị, súc rửa, làm mát bồn chứa, rơi xăng dầu.
  • Nước thải bị ô nhiễm dầu tồn tại ở các trạng thái:

Dạng tự do: dầu nổi lên thành các mảng dầu do trọng lượng riêng của dầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.

Dạng nhũ tương: tạo thành do các tác nhân hóa học như xà phòng, xút, chất tẩy rửa hoặc các chất hóa học asphaten làm thay đổi sức căng bề mặt và ổn định hóa học dầu phân tán

Dạng hòa tan: dạng phân tử hòa tan như các chất thơm.

Tác hại của nước thải ô nhiễm dầu

  • Tác động đến môi trường: nước thải nhiễm dầu làm tăng độ nhớt, giảm nồng độ O2 hấp thụ vào nước, làm cho môi trường nước bị biến đổi bất lợi. Từ đó gây ô nhiễm và gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường nước.
  • Tác động đến sinh vật: nước thải nhiễm dầu sẽ ảnh hưởng tới bộ lông của động vật, làm nó khó thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, giảm độ nổi trên bề mặt nước. Nó còn khó thoát khỏi động vật săn mồi, giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Và động vật sẽ bị mất nước, giảm khả năng tiêu hóa.

Nước thải nhiễm dầu nổi trên bề mặt nước làm giảm khả năng chiếu sáng vào nước, hạn chế sự quang hợp của thực vật trong nước, gây mất cân bằng hệ sinh thái.

  • Tác động đến kinh tế- xã hội: nước cấp cho nuôi trồng thủy sản bị nhiễm dầu sẽ gây thiệt hại về kinh tế, vật nuôi chậm phát triển hoặc có thể chết.
  • Tác động đến con người: ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các bệnh về đường ruột, bệnh về da hoặc thậm chí gây ung thư phổi,…

Giải pháp xử lí nước thải ô nhiễm dầu bằng phương pháp sinh học

Bản chất của công nghệ sinh học trong xử lí nước thải bị nhiễm dầu là sử dụng vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu và tạo điều kiện để vi sinh vật sử dụng các thành phần trong nước thải để sống và phát triển.

Ưu điểm của phương pháp: xử lý nước thải nhiễm dầu có nồng độ chất hữu cơ cao; thiết kế và trang bị đơn giản; hệ thống dễ điều chỉnh theo nồng độ và lưu lượng nhiễm bẩn.

Nhược điểm của phương pháp: chi phí đầu tư lớn; tăng lưu lượng nước thải phát sinh, cần diện tích mặt bằng lớn.

  • Phương pháp kỵ khí: loại bỏ các chất hữu cơ có trong phần cặn của nước thải bằng vi sinh vật kỵ khí
  • Phương pháp hiếu khí: loại các chất hữu cơ dễ bị vi sinh vật phân hủy ra khỏi nước thải, các chất này được các vi sinh vật hiếu khí oxi hóa bằng oxi hòa tan trong nước.
  • Phương pháp thiếu khí: các vi sinh vật sử dụng kết hợp oxi hóa như được tìm thấy trong nitrit và nitrat, tiêu thụ chất hữu cơ để hỗ trợ chức năng sống và chất dinh dưỡng để sản sinh ra nhiều sinh vật hơn.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org