Trong hệ thống điện Việt Nam, lưới điện truyền tải đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối điện năng giữa các vùng miền, các nhà máy điện, cung cấp điện năng trên khắp đất nước. Vì vậy, việc vận hành hệ thống điện truyền tải phải đảm bảo an toàn, ổn định để có thể phát triển bền vững. Và pháp luật đã quy định cụ thể các nguyên tắc đảm bảo vận hành hệ thống điện truyền tải hiệu quả, an toàn và ổn định. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu các nguyên tắc vận hành hệ thống điện được quy định như thế nào qua bài viết dưới đây.
Hệ thống điện truyền tải là gì?
Hệ thống điện truyền tải là hệ thống điện bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải. Hệ thống truyền tải điện là một phương pháp truyền tải điện năng công suất lớn với khoảng cách xa.
- Các chế độ vận hành của hệ thống điện truyền tải:
Chế độ bình thường: Công suất phát và phụ tải ở trạng thái cân bằng, không thực hiện sa thải phụ tải điện; Mức mang tải của đường dây và máy biến áp trong lưới điện truyền tải đều dưới 90% giá trị định mức; Các nhà máy điện và thiết bị điện khác vận hành trong dải thông số cho phép; Tần số hệ thống điện trong phạm vi cho phép; Các nguồn dự phòng của hệ thống điện quốc gia ở trạng thái sẵn sàng đảm bảo duy trì tần số và điện áp của hệ thống điện quốc gia
Chế độ cảnh báo: Mức dự phòng điều tần thứ cấp, dự phòng khởi động nhanh thấp hơn mức yêu cầu ở chế độ vận hành bình thường; Mức mang tải của đường dây và máy biến áp trong lưới điện truyền tải đều từ 90% trở lên nhưng không vượt quá giá trị định mức; Điện áp tại một nút bất kì trên lưới điện truyền tải ngoài phạm vi cho phép nhưng trong dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện; Có khả năng xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện thời tiết bất thường ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện.
Chế độ khẩn cấp: Tần số hệ thống điện vượt ra ngoài phạm vi cho phép nhưng trong dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện; Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới điện truyền tải nằm ngoài dải điện áp cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ; Mức mang tải của bất kỳ thiết bị điện nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới điện truyền tải vượt quá giá trị định mức nhưng dưới 110 % giá trị định mức mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp.
Chế độ cực kì khẩn cấp: Tần số hệ thống nằm ngoài dải tần số cho phép đối với trường hợp xảy ra sự cố đơn lẻ trong hệ thống điện; Mức mang tải của bất kì thiết bị nào trong lưới điện truyền tải hoặc thiết bị đấu nối với lưới điện truyền tải từ 110% giá trị định mức trở lên mà thiết bị này khi bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần hệ thống điện, tách đảo hoặc sụp đổ điện áp hệ thống điện.
Chế độ khôi phục: Các tổ máy phát điện, lưới điện truyền tải và các phụ tải điện đã được đóng điện và đồng bộ để trở về trạng thái làm việc bình thường.
Nguyên tắc khi vận hành hệ thống điện truyền tải
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm trong việc vận hành hệ thống điện truyền tải ổn định, an toàn, chất lượng. Đảm bảo phù hợp với nguyên tắc, quy định về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
Lập kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải:
Đảm bảo vận hành an toàn, ổn định.
Đảm bảo yêu cầu về phòng chống lũ, tưới tiêu và duy trì dòng chảy sinh thái theo quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.
Đảm bảo ràng buộc về nhiên liệu sơ cấp cho các nhà máy nhiệt điện
Đảm bảo các điều kiện kĩ thuật cho phép của các tổ máy phát điện và lưới điện truyền tải.
Thực hiện thỏa thuận về sản lượng điện, công suất điện trong các hợp đồng xuất nhập khẩu điện, hợp đồng mua bán điện.
Tối thiểu chi phí điện cho toàn hệ thống điện.
Phải có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện, lưới điện truyền tải.
Đánh giá an ninh hệ thống điện
Dự báo nhu cầu phụ tải điện, cung cấp nhiên liệu từ các nhà máy nhiệt điện, tiến độ vận hành các công trình điện mới, dự báo thủy văn từ các nhà máy thủy điện, tính toán mức dự phòng hệ thống điện, kế hoạch huy động nguồn, huy động các dịch vụ phụ trợ và sa thải phụ để đảm bảo an ninh hệ thống điện
Cảnh báo tình trạng suy giảm an ninh hệ thống điện (nếu có).
Kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải năm tới (năm N+1) được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập phù hợp với phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia năm tới (năm N+1) quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
Kế hoạch vận hành hệ thống điện truyền tải cho năm N+2 phục vụ đánh giá an ninh, định hướng các kịch bản vận hành và các giải pháp trong trung hạn để đảm bảo hệ thống điện quốc gia vận hành an toàn, ổn định.
Xử lý sự cố khi vận hành hệ thống điện truyền tải
Thay đổi công suất phát tổ máy phát điện, ngừng hoặc khởi động tổ máy phát điện để khôi phục tần số về chế độ bình thường.
Sa thải phụ tải theo từng tuyến đường dây bằng rơ le tự động hoặc theo lệnh điều độ.
Xây dựng phương thức phân tách hệ thống thành các vùng hoặc tạo mạch vòng để khi xảy ra sự cố lan truyền vẫn có thể cân bằng được công suất trong từng vùng, nhằm duy trì vận hành riêng rẽ một phần hệ thống điện và ngăn ngừa sự cố lan rộng trong hệ thống điện.
Khi tần số tăng đến trị số cho phép, khôi phục lại các phụ tải đã bị sa thải.
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có quyền can thiệp để hạn chế việc phải tách liên tiếp các tổ máy phát điện, các đường dây tải điện ra khỏi vận hành.
Trường hợp sự cố tan rã toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện cần chỉ định nhà máy điện có khả năng khởi động đen để khôi phục hệ thống điện. Trường hợp cần thiết, thì có thể yêu cầu nhà máy phát điện vận hành tổ máy phát điện không theo các đặc tính vận hành với điều kiện đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trang web: https://codiencongnghiep.com.vn
Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Hotline: 090 693 7788 – 090 950 9696
Email: info@minhphu.org