Máy phát điện là thiết bị quan trọng, đặc biệt trong những tình huống mất điện đột xuất. Tuy nhiên, khi gặp sự cố, không ít người chọn cách tự sửa tại nhà để tiết kiệm chi phí mà không lường trước được những rủi ro tiềm ẩn. Nếu bạn đang phân vân có nên tự sửa máy phát điện hay không, hãy đọc tiếp để biết những điểm cần đặc biệt lưu ý trước khi bắt tay vào thực hiện.
Khi nào cần sửa máy phát điện?
Việc nhận diện sớm các dấu hiệu này không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn ngăn ngừa những sự cố nghiêm trọng có thể xảy ra. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến cảnh báo rằng đã đến lúc bạn nên sửa máy phát điện.
- Máy phát điện vẫn nổ nhưng thiết bị không tạo ra được nguồn điện, có thể do nguồn điện đã bị hỏng.
- Máy họat động chập chờn, không ổn định, rất có thể các bộ phận bên trong đã bị lỗi hoặc do nhiên liệu bị rò rĩ.
- Động cơ máy không khởi động được, do áp suất máy kém, xéc măng bị kẹt hoặc gãy, động cơ máy không kín.
- Máy khi hoạt động nhả ra khói đen, khói xám dày đặc do làm việc quá nhiều làm giảm tuổi thọ.
- Động cơ máy phát ra tiếng lộp bộp khi hoạt động.
Cách sửa máy phát điện tại nhà với những lỗi cơ bản thường gặp
- Máy nổ nhưng không có điện: Đây là lỗi phổ biến nhất khi dùng máy phát điện, bạn cần kiểm tra CP. Nếu trạng thái đang Off thì bạn bên chuyển sang trạng thái On. Còn máy vẫn không có điện thì nên kiểm tra các đường dây dẫn xem có bị đứt hay hở mạch không. Còn không rất có thể máy đã bị hỏng AVR, cần đem máy đến trung tâm bảo hành, bảo dưỡng để được hỗ trợ kịp thời, hoặc dịch vụ sửa máy phát điện tại nhà.
- Máy phát điện khó nổ: Có thể do van hoặc công tắc nào đó chưa bật, nên điều chỉnh trạng thái làm việc của máy, cũng nên kiểm tra nhiên liệu trong máy và các đường ống dẫn nhiên liệu có bị tắc nghẽn hay không. Bên cạnh đó, bạn cần bảo dưỡng bugi và lọc gió, nếu để bám bụi lâu ngày cũng là nguyên nhân khiến máy khó nổ. Cần vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng và thay thế linh kiện khi cần thiết.
- Máy có tiếng kêu bất thường: Điều chỉnh lại các bulong ở đầu máy và kiểm tra các ổ bi đỡ của máy, chúng có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng lâu dài. Nếu cần thiết thì thay ngay các bộ phận bị mòn để máy hoạt động tốt hơn, nâng cao tuổi thọ.
- Thông số dòng tải tăng đột biến: Lỗi này là do sử dụng máy quá tải điện, cũng có thể do cuộn stato bị chạm. Trường hợp này cần cho máy dừng hoạt động ngay và thay cuộn stato mới.
- Máy nhả ra khói đen, khói xám khi hoạt động: Lỗi này xảy ra khi đường khí xả của máy gặp trục trặc, động cơ máy xuống cấp do sử dụng quá lâu hoặc quá tải. vì thế, tốt nhất là nên thay thế bằng một chiếc máy phát điện mới.
- Máy hiển thị không đủ điện áp: Trong trường hợp này thì nên xả hết bọt trong máy ra và thay nhiên liệu vào. Nếu sau đó, đồng hồ vẫn chưa hiển thị đúng thì do thiếu điện áp, cần tăng ga cho máy để giúp máy hoạt động nhanh hơn, có thể sẽ gây ra tiếng ồn nên hãy cân nhắc lựa chọn thời gian hợp lí, tránh ảnh hưởng mọi người xung quanh. Và nếu vẫn chưa khắc phục được lỗi thì nên kiểm tra dây đai, dây đai quá trùng cũng là một nguyên nhân.
Một số lưu ý khi sửa máy phát điện tại nhà
- Cần kiểm tra hệ thống điện trước khi sửa máy phát điện tại nhà, đảm bảo nguồn điện đã được ngắt để bảo đảm an toàn.
- Không sửa máy phát điện ở những nơi ẩm ướt, để tránh chập điện.
- Trong quá trình sửa máy, tránh thêm nhiên liệu khi máy đang vận hành và cần kiểm tra lượng nhiên liệu trong máy. Nếu muốn thêm nhiên liệu thì cần để máy được hạ nhiệt, không được quá nóng.
- Khi thay thế linh kiện, cần chọn linh kiện tương thích với máy, nếu không máy sẽ gặp trục trặc khi hoạt động hoặc sẽ bị hư hỏng nặng hơn.
- Nếu máy phát điện bị hư hỏng nặng, cần tìm chỗ sửa máy uy tín, chất lượng hoặc liên hệ với trung tâm bảo hành, bảo dưỡng máy chính hãng nếu không có kĩ thuật và chuyên môn về máy. Như thế sẽ giúp bạn khắc phục sự cố và sửa máy nhanh chóng và hiệu quả.
KẾT LUẬN