Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG SINH HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Nước là nguồn tài nguyên quan trọng đối với đa dạng sinh học và sự sống còn của con người. Hầu như mọi sinh vật sống đều cần nước để tồn tại, nhưng một số thứ đang đầu độc nguồn nước của chúng ta. Để biết được những tác động của ô nhiễm nguồn nước đối với đa dạng sinh học là gì? Hãy đọc để tìm hiểu!

Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa nước bị ô nhiễm là nước có thành phần bị thay đổi đến mức không thể sử dụng được. Nói cách khác, đó là nguồn nước độc hại không thể uống hoặc sử dụng cho các mục đích thiết yếu như nông nghiệp, và là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy, dịch tả, kiết lỵ, thương hàn và bại liệt.

Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi các chất độc hại – thường là hóa chất hoặc vi sinh vật làm ô nhiễm các dòng sông, suối, hồ, đại dương, mạch nước ngầm, làm suy giảm chất lượng nước và khiến nước trở nên độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường.

Tác động của ô nhiễm nguồn nước đến đa dạng sinh học

  • Phá hủy đa dạng sinh học: Ô nhiễm nước làm cạn kiệt hệ sinh thái thủy sinh và kích hoạt sự phát triển không kiểm soát của thực vật, từ đó làm giảm nồng độ oxy trong nước hay còn gọi là hiện tượng phù dưỡng.
  • Phá vỡ chuỗi thức ăn: Khi các động vật nhỏ trong đại dương và các vùng nước khác ăn hầu hết mọi thứ. Và khi chúng ăn phải các vật liệu độc hại như chì, rác thải và các chất ô nhiễm khác trong nước, các động vật bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn cũng sẽ tiêu thụ chúng. Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn.
  • Đời sống thủy sinh: Ô nhiễm nước ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh thông qua sự tích tụ chất dinh dưỡng trong một khu vực. Những vùng nước đậm đặc chất dinh dưỡng này khuyến khích sự phát triển quá mức của tảo nở hoa. Điều này tạo ra một vùng chết mà bất kỳ sinh vật thủy sinh nào cũng không thể sống được.
  • Nguy cơ tuyệt chủng: Các chất ô nhiễm cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của động vật bị ảnh hưởng. Điều này có thể gây ra sự mất mát toàn bộ loài nếu không được bảo tồn.
  • Ô nhiễm nước uống: Các chất gây ô nhiễm nước do phân bón, chất thải con người, chất thải công nghiệp, hoạt động khai thác mỏ và chất thải độc hại từ các trạm xăng sẽ xâm nhập vào nước uống khi tình trạng ô nhiễm vượt quá tầm kiểm soát. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động thực vật khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Đề xuất các giải pháp

Dự đoán đến năm 2025, một nửa dân số thế giới sẽ sống ở những vùng khan hiếm nước, vì vậy mỗi giọt nước bị ô nhiễm hôm nay sẽ mất đi không thể bù đắp vào ngày mai. Vì vậy, chúng ta phải ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước thông qua các biện pháp sau:

  • Giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa học trên cây trồng
  • Vứt bỏ đúng cách các chất tẩy rửa hóa học, dầu và các vật dụng không thể phân hủy sinh học để ngăn chúng chảy xuống sông, hồ.
  • Hạn chế sử dụng túi nhựa và tái sử dụng hoặc tái chế chúng khi bạn có thể.
  • Giảm lượng khí thải CO2 để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu và axit hóa đại dương.
  • Khuyến khích đánh bắt bền vững để đảm bảo sự tồn tại của các loài và tránh làm cạn kiệt các vùng biển.

Ô nhiễm nguồn nước là một hiện tượng không mong muốn mà ở Việt Nam cũng như thế giới hiện đang phải gánh chịu. Nó làm cho các hệ sinh thái và đa dạng sinh học dễ bị tổn thương. Hãy làm những gì bạn có thể để truyền bá nhận thức, cùng chung tay để cứu môi trường khỏi sự hủy diệt.

 

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công ty TNHH Minh Phú Electric

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org