CƠ CẤU HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ MÁY PHÁT ĐIỆN

Trong bối cảnh nguồn điện lưới không phải lúc nào cũng ổn định, máy phát điện đã trở thành giải pháp thiết yếu cho doanh nghiệp và hộ gia đình. Để sử dụng hiệu quả thiết bị này, việc hiểu rõ cơ cấu hoạt động của động cơ máy phát điện là điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được cấu tạo cơ bản, nguyên lý hoạt động bên trong một động cơ máy phát để lựa chọn cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Động cơ máy phát điện là gì?

Động cơ máy phát điện là bộ phận quan trọng nhất trong mỗi hệ thống máy phát điện. Nó giữ vai trò cung cấp năng lượng cơ học, giúp thiết bị có thể vận hành và sản sinh ra năng lượng. Các nguyên liệu sử dụng để vận hành động cơ máy phát thường sử dụng là xăng, dầu, khí thiên nhiên…Thông thường kích thước của động cơ sẽ tỷ lệ thuận với công suất tối đa của máy. Bên cạnh đó giá và chất lượng máy phát điện cũng phụ thuộc rất nhiều vào động cơ.

Cấu tạo cơ bản của động cơ máy phát điện

Động cơ là “trái tim” của máy phát điện, nơi tạo ra nguồn năng lượng cơ học để biến đổi thành điện năng. Để hiểu rõ cách hoạt động hiệu quả và bền bỉ của máy, trước tiên cần nắm được cấu tạo cơ bản của động cơ. Dưới đây là những bộ phận chính tạo nên một động cơ máy phát điện tiêu chuẩn.

Động cơ máy phát điện sử dụng động cơ đốt trong bao gồm các bộ phận cấu thành sau:

  • Xi lanh: Đây chính là bộ phận bao bọc bên ngoài Piston chúng không chỉ đóng vai trò là buồng đốt mà còn có nhiệm vụ dẫn hướng cho piston chuyển động tịnh tiến
  • Piston: Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ nén nhiên liệu và tạo chuyển nhiệt năng thành động năng thông qua cơ cấu trượt bên trong xi lanh
  • Trục khuỷu: Là bộ phận có nhiệm vụ kết nối với thanh truyền để chuyển từ chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay khi động cơ máy phát điện hoạt động. Như vậy, trục khuỷu không chỉ cung cấp động năng cho bánh đà mà còn tiếp nhận lực từ bánh đà tác động ngược lại piston và thực hiện chu kỳ làm việc mới
  • Thanh truyền: Đây là bộ phận đi liền với trục khuỷu và có sự kết nối trực tiếp với piston.
  • Hệ thống khởi động: Hệ thống này bao gồm động cơ đốt trong và hệ thống đánh lửa. Chúng cho phép tạo ra chu kỳ đầu tiên của động cơ trong một phiên làm việc mới.
  • Cơ cấu phối khí: Bao gồm các chi tiết bên trong động cơ đảm nhận nhiệm vụ nạp khí mới vào buồng đốt và xả khí cũ từ buồng đốt ra bên ngoài. Có thể hiểu, cơ cấu phối khi làm nhiệm vụ đóng mở của nạp thải khí trong quá trình động cơ hoạt động.
  • Các bộ phận khác: hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, hệ thống cung cấp nhiên liệu, …

Động cơ đốt trong

Các loại động cơ máy phát điện

Máy phát điện trên thị trường hiện nay sử dụng nhiều loại động cơ khác nhau, mỗi loại sở hữu đặc điểm riêng về cấu tạo, hiệu suất và ứng dụng. Trong phần dưới đây, hãy cùng tìm hiểu các loại động cơ phổ biến nhất được sử dụng trong các dòng máy phát điện công nghiệp và dân dụng hiện nay.

1. Động cơ máy phát điện chạy bằng dầu diesel

Máy phát điện chạy dầu hiện nay đều dùng động cơ diesel 4 thì, có tubor tăng áp cho khí nạp. Tùy theo công suất máy, động cơ có thể sử dụng từ 3 tới 20 xi lanh (với dung tích từ 1 đến 100 lít). Các xi lanh được bố trí theo hai kiểu: Kiểu thẳng hàng (chữ L – line) với động cơ 3 – 6 xi lanh, kiểu chữ V (đối xứng) với động cơ từ 8 – 20 xi lanh.

Động cơ diesel cho máy phát điện được sản xuất bởi các hãng như: Cummins (USA), Doosan (Hàn Quốc), Mitsubishi (Nhật Bản), Perkins (UK), Volvo (Thụy Điển), MTU (Đức)… Các hãng này sản xuất động cơ hoàn thiện (đồng bộ gồm cả két nước và hệ thống lọc) cung cấp cho các công ty lắp ráp máy phát điện (cùng với đầu phát và bộ điều khiển) để tổ hợp thành một tổ máy hoàn chỉnh bán ra thị trường.

2. Động cơ máy phát điện chạy bằng xăng

Máy phát điện chạy xăng sử dụng nguồn năng lượng được tạo ra từ động cơ xăng để tạo ra dòng điện. Trong đó máy cần sử dụng bugi đánh lửa để đốt cháy nhiên liệu và không khí bên trong xi lanh để sinh công từ đó tạo ra dòng điện. Do động cơ xăng chủ yếu có công suất nhỏ nên máy phát chạy xăng được ứng dụng chủ yếu để phát điện trong quy mô gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ.

Các loại động cơ máy phát điện chạy xăng chủ yếu là dòng máy mini và có các công suất như 1kW, 2kW, 3kW, 5kW, … Công suất của máy càng lớn sẽ có giá thành càng cao.

Động cơ xăng

3. Động cơ máy phát điện chạy bằng khí đốt

Một đột phá dành cho người chăn nuôi với máy phát điện chạy khí biogas giúp tận dụng nguồn nhiên liệu rẻ tiền, không gây ô nhiễm môi trường. Máy sử dụng khí được dẫn từ hầm biogas tới thiết bị lọc hơi nước và khí H2S để cho ra khí biogas sạch và khô hơn, sau đó tiếp tục đi qua thiết bị chứa khí sinh học để vận hành động cơ và phát điện.

Công suất máy phát điện bằng khí đốt này phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi để bố trí, là giải pháp tốt để tối ưu kinh tế trong chăn nuôi, đặc biệt ở các vùng nông thôn

Nguyên lý hoạt động của động cơ máy phát điện

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện chính là dựa theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Có thể hiểu là khi hoạt động tác động khiến nam châm hay cuộn dây quay tròn. Nó sẽ sẽ làm tăng giảm luân phiên số đường sức từ từ nam châm đi qua tiết diện cuộn dây. Nếu hiện tượng tăng giảm ấy xảy ra thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng xuất hiện. Đồng thời dòng điện ấy cũng luân phiên đổi chiều.

Ngoài nguyên tắc cảm ứng điện từ thì máy phát điện còn hoạt động dựa vào lực từ trường khi tác dụng lên dòng điện. Máy phát điện thực tế không thực sự tạo ra điện mà thông qua việc chuyển đổi cơ năng thành điện năng theo nguyên tắc cảm biến điện từ.

Các hãng động cơ máy phát điện nổi tiếng

Trên thị trường máy phát điện hiện nay, có nhiều hãng sản xuất động cơ nổi tiếng toàn cầu được tin dùng bởi chất lượng và độ bền vượt trội. Trong phần dưới đây, hãy cùng điểm qua những thương hiệu động cơ máy phát điện được sử dụng phổ biến và đánh giá cao trong các dự án công nghiệp, thương mại và dân dụng.

1. Động cơ Cummins (USA)

Cummins một trong những thương hiệu động cơ diesel chất lượng cao nổi tiếng khắp thế giới với hơn 100 năm tuổi đời, có trụ sở tại Mỹ và nhà máy sản xuất tại các nước như: Mỹ, Anh, Ấn Độ, Brazil, Trung Quốc…

Động cơ máy phát điện Cummins

2. Động cơ Mitsubishi (Japan)

Với dải công suất đa dạng, vận hành êm và tiết kiệm nhiên liệu. Động cơ máy phát điện Mitsubishi là thương hiệu máy phát điện chất lượng cao của Nhật Bản luôn đáp ứng và đem lại hiệu quả kinh tế cho người sử dụng.

Động cơ máy phát điện Mitsubishi

3. Động cơ Perkins (UK)

Thành lập năm 1932 tại Peterborough Anh, Perkins đã phát triển nhanh chóng và trở thành thương hiệu động cơ diesel Châu Âu được nhắc đến đầu tiên của người dùng máy phát điện trên khắp thế giới về chất lượng máy khoẻ, độ bền cao trong quá trình vận hành.

Động cơ máy phát điện Perkins

4. Động cơ Doosan (Korea)

Được thành lập vào năm 1896, thuộc tập đoàn đa lĩnh vực hàng đầu của Hàn Quốc, máy phát điện Doosan có lợi thế lớn là giá thành cạnh tranh đi kèm với quá trình vận hành ổn định đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện dự phòng trong thời gian dài của người tiêu dùng.

Động cơ máy phát điện Doosan

KẾT LUẬN

Động cơ máy phát điện là bộ phận then chốt quyết định khả năng cung cấp điện của toàn hệ thống. Việc nắm bắt nguyên lý hoạt động không chỉ giúp người dùng vận hành an toàn, mà còn nâng cao hiệu quả bảo trì, sử dụng thiết bị đúng cách và lâu dài. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp máy phát điện tối ưu cho doanh nghiệp hoặc công trình của mình, đừng ngần ngại liên hệ Minh Phú Electric để được tư vấn chi tiết và phù hợp nhất.

Thông tin liên hệ:

Website: https://codiencongnghiep.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/minhphuelectric/

Email: info@minhphu.org

Hotline: 090 693 77 88 – 090 950 96 96

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM