Điện năng là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt của mỗi người chúng ta. Mọi nơi, mọi nhà đều sử dụng rất nhiều điện năng nên không thể tránh khỏi tình trạng quá tải điện hay sự cố mất điện. Vì vậy, việc quy định về chất lượng điện năng cũng rất cần thiết đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho mỗi công dân của các đơn vị cung cấp điện. Sau đây Minh Phú Electric sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về những quy định của chất lượng điện năng theo pháp luật.
Chất lượng điện năng là gì?
Chất lượng điện năng là khả năng cung cấp điện một cách hiệu quả trong hệ thống lưới điện từ nguồn cung điện tới nơi tiêu thụ. Nó cũng thể hiện khả năng tiêu thụ điện của thiết bị. Cải thiện chất lượng điện năng về mặt kĩ thuật bao gồm đo lường, nghiên cứu và kiểm soát dạng sóng hình sin theo điện áp và tần số danh định.
Những ảnh hưởng của chất lượng điện năng:
- Chất lượng điện năng ngày càng ảnh hưởng lớn đến các thiết bị hiện đại với độ nhạy cảm cao.
- Là điều quan tâm hàng đầu trong hoạt động sản xuất, chất lượng điện năng thấp có thể gây sụt áp, làm hỏng các thiết bị bán dẫn.
- Là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thiết bị điện cũng như tuổi thọ của nó.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điện năng
- Sự cố điện: làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng điện trong khu vực gần sự cố. Khi sự cố được xử lí, chất lượng bình thường của nguồn điện được khôi phục tự động trong một hoặc hai chu kì điện. Nếu sự cố vẫn tiếp diễn, thiết bị bảo vệ có thể tự động bật tắt nguồn trong vài giây. Nhiều tình trạng có thể gây ra sự cố như: thiết bị hỏng, thời tiết khắc nghiệt như gió và sấm sét, cây ngã vào đường dây điện, con vật trèo lên dây điện,….
- Tương tác thiết bị: một số thiết bị có thể gây cản trở hoạt động của các thiết bị khác và gây ra sự biến thiên điện áp, ảnh hưởng đến chất lượng điện năng và hoạt động bị lỗi của các thiết bị điện.
- Điều kiện vận hành: Việc chuyển đổi các thiết bị điện trong nhà máy hoặc trên hệ thống phân phối điện có thể làm giảm chất lượng điện tạm thời.
- Đấu nối dây sai kĩ thuật: việc đấu dây điện hoặc nối đất không đúng cách sẽ làm giảm chất lượng nguồn điện được cung cấp hoặc phân phối. Sự cố này bao gồm các kết nối hở, lỏng hoặc bị ăn mòn, dây dẫn có kích thước không phù hợp, nhiều điểm nối đất có điện trở cao, nhiều điểm nối đất tạo ra các vòng nối đất đến trung tính.
- Sụt áp: việc quá áp hoặc điện áp quá thấp do sụt áp có thể do đi dây không đúng cách, chẳng hạn như dây dẫn không đủ kích thước hoặc do máy biến áp vận hành sai… Điện áp quá cao hoặc quá thấp trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến các thiết bị điện nhạy cảm.
- Mất điện tạm thời: sự cố mất điện là kết quả hoạt động của các thiết bị bảo vệ như cầu chì và cầu dao.
- Tiếng ồn: Nhiễu điện là nhiễu tần số cao do tiếng ồn có thể gây ra trên các dây dẫn của hệ thống điện. Mặc dù nó không phá hủy, nhưng tiếng ồn điện đôi khi có thể truyền qua máy biến áp và gây ra dữ liệu đầu ra sai hoặc làm mất dữ liệu.
Những quy định về chất lượng điện năng
Chất lượng điện năng được quy định tại Điều 15 Nghị định 137/2013/NĐ-CP.
Điện áp và tần số cho sử dụng điện phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Về điện áp: trong điều kiện bình thường, độ lệch điện áp cho phép trong khoảng ± 5% so với điện áp danh định của lưới điện và được xác định tại vị trí đặt thiết bị đo đếm điện hoặc tại vị trí khác do hai bên thỏa thuận. Đối với lưới điện chưa ổn định, độ lệch điện áp cho phép từ +5% đến -10%.
- Về tần số: trong điều kiện bình thường, độ lệch tần số của hệ thống điện cho phép là trong phạm vi ± 0,2Hz so với tần số danh định là 50Hz. Đối với lưới điện chưa ổn định sau sự cố đơn lẻ, độ lệch tần số cho phép là ± 0,5Hz.
Bên mua điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại từ 40 kW trở lên có trách nhiệm như sau:
- Đăng ký biểu đồ phụ tải và đặc tính kĩ thuật công nghệ của thiết bị sử dụng điện với bên bán điện.
- Đảm bảo hệ số cosφ ≥ 0,9 tại điểm đặt thiết bị đo đếm điện trong điều kiện hệ thống điện đảm bảo chất lượng điện năng theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Lắp đặt thiết bị bù công suất phản kháng trong trường hợp hệ số cosφ < 0,9 để nâng hệ số cosφ ≥ 0,9 hoặc mua thêm công suất phản kháng trên hệ thống điện của bên bán điện.
- Sau một năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi thực hiện hệ số công suất cosφ từ 0,85 trở lên.
- Bảo đảm các tiêu chuẩn về kĩ thuật của sóng hài, dao động điện áp, nhấp nháy điện áp theo quy định.
Trường hợp bên mua điện có khả năng phát công suất phản kháng lên hệ thống điện và bên bán điện có nhu cầu mua công suất phản kháng thì hai bên có thể thỏa thuận việc mua, bán công suất phản kháng thông qua hợp đồng. Còn trong trường hợp đặc biệt, các bên mua bán điện có thể thỏa thuận chất lượng điện năng khác với tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này. Và Bộ Công Thương sẽ hướng dẫn việc mua, bán công suất phản kháng theo quy định.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trang web: https://codiencongnghiep.com.vn
Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Hotline: 090 693 7788 – 090 950 9696
Email: info@minhphu.org