PHÂN BIỆT KHÁI NIỆM GIỮA OEM VÀ ODM?

OEM và ODM là khái niệm mà nếu ai từng trong ngành sản xuất công nghiệp thì đã được nghe qua rất nhiều lần. Vậy OEM là gì và ODM là như thế nào? Khái niệm cũng như các đặc điểm là gì? Làm sao để phân biệt? Hôm nay, Minh Phú Electric sẽ giải thích đầy đủ và chi tiết cho bạn đọc cùng hiểu hơn nhé!

OEM là gì?

OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturing (tạm dịch: nhà sản xuất thiết bị gốc).

OEM thường được dùng để chỉ các công ty, nhà máy hoặc công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật sẵn có được đặt trước và bán sản phẩm cho đối tác (chịu trách nhiệm phân phối). Một cách dễ hiểu hơn, công ty OEM sẽ sản xuất “hộ” cho đối tác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của đối tác đặt làm sản phẩm.

Để cụ thể chúng ta có thể tưởng tượng như sau: Một công ty sản xuất sản phẩm (A), mua phụ tùng, thiết bị của các công ty khác để tổ hợp thành sản phẩm của chính họ.

Ví dụ: Minh Phú Electric mua động cơ Mitsubishi, đầu phát Leroysomer và bảng điều khiển DeepSea từ hãng về tổ hợp lại thành một máy phát điện hoàn chỉnh và bán ra thị trường dưới thương hiệu ODIN POWER GENERATION của chính mình. Theo đó, Minh Phú Electric lúc này là nhà sản xuất và máy phát điện ODIN POWER GENERATION lúc này là sản phẩm OEM.

ODM là gì?

ODM là viết tắt của Original Design Manufacturing (tạm dịch: nhà sản xuất “thiết kế” gốc).

ODM là khái niệm để chỉ các công ty, nhà máy hoặc công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Nếu bên đối tác gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty. ODM sẽ giúp đối tác biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự.

Ví dụ: Nhà sản xuất ODM là các nhà sản xuất theo yêu cầu đặt hàng của một khách hàng nào đó hoặc là họ chủ động sản xuất sẵn ra các dòng máy phát điện cung cấp cho các khách hàng lựa chọn ngay từ đầu nếu thấy phù hợp với nhu cầu của mình. Đối tác đặt hàng ODM là công ty mua sẵn một dòng sản phẩm máy phát điện có sẵn của nhà sản xuất ODM; hoặc là họ đặt ra đề bài, đưa ra yêu cầu về một dòng sản phẩm nào đó, sau đó đặt hàng nhà sản xuất ODM thiết kế và chế tạo theo ý tưởng của mình. Sau khi có sản phẩm, đối tác này sẽ dán tên thương hiệu của mình lên và cung ứng ra thị trường.

Các ưu điểm của hình thức đặt hàng ODM là nhanh có sản phẩm bán ra thị trường; không phải đầu tư tiền cho nghiên cứu trong một thời gian dài; giá thành sản xuất rẻ vì một nhà sản xuất ODM có thể cung cấp một dòng sản phẩm cho nhiều khách hàng khác nhau, số lượng tăng lên đồng nghĩa giá thành sản xuất sẽ rẻ hơn. Tuy vậy, nhược điểm của mô hình này là sản lượng phụ thuộc vào đối tác sản xuất ODM và việc nâng cấp cũng phụ thuộc vào đối tác sản xuất ODM.

So sánh sự khác biệt giữa OEM và ODM

Sự khác biệt lớn nhất giữ OEM và ODM không chỉ ở tên gọi mà còn trong cả quá trình sản xuất và cung cấp, cụ thể:

  • OEM tham gia sản xuất sản phẩm theo dữ liệu gốc. Trong khi ODM sản xuất và sử dụng theo dữ liệu của khách hàng. OEM tham gia vào quá trình sản xuất trực tiếp, thực tế còn ODM tham gia vào cả từ khâu thiết kế.
  • Sản phẩm OEM được sản xuất đặc biệt cho các thương hiệu lớn và chỉ có thể xài cho thương hiệu này, không lo ngại bị lạm dụng bởi các công ty khác.
  • Trong khi sản phẩm ODM có vị thế khác hơn. Công ty mang thương hiệu có thể có sở hữu độc quyền trên sản phẩm được tạo ra hoặc có thể không có sở hữu độc quyền. Trường hợp không có, các công ty khác có quyền sản xuất theo mẫu mã trên với điều kiện người khác không thể nhận ra được là sản phẩm thuộc công ty mang thương hiệu.

Hy vọng những thông tin trên sẽ mang tới bạn những kiến thức hữu ích về khái niệm OEM và ODM. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về máy phát điện, Minh Phú Electric sẽ là sự lựa chọn mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Trang web: https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline: 090 693 77 88 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org