Ninh Thuận là một trong những tỉnh thành có tiềm năng về phát triển nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.Tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu trở thành trung tâm phát triển nguồn năng lượng tái tạo của nước Việt Nam. Hiện nay, nó đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào các dự án lớn về năng lượng sạch và đang có định hướng phát triển hơn nữa trong vài năm tới. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về tiềm năng phát triển nguồn năng lượng tái tạo của Ninh Thuận, hướng tới sự phát triển bền vững của ngành năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tiềm năng năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận
Tại Việt Nam, Ninh Thuận là địa phương có định hướng chiến lược phát triển nền kinh tế xanh, sạch, tập trung phát triển năng lượng tái tạo. Với mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Ninh Thuận là cửa ngõ nối vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên và Nam Trung bộ. Là nơi có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo phong phú và chất lượng cao.
Nơi đây có diện tích đất trù phú, thuận lợi phát triển nguồn năng lượng tái tạo và được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến. Hơn thể nữa, Ninh Thuận còn là nơi có tốc độ gió lớn nhất cả nước, trung bình 7,5m/s, đây là điều kiện thuận lợi và lí tưởng để phát triển điện gió. Ngoài ra, với số giờ nắng trung bình trong ngày cao nhất cả nước (7,7 giờ mỗi ngày), nó cũng là địa bàn lý tưởng để phát triển năng lượng mặt trời.
Các dự án năng lượng tái tạo đóng góp tích cực đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và cũng là một trong ba trụ cột kinh tế (cùng với du lịch và nông nghiệp) đưa Ninh Thuận vào trong top 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong 5 năm qua.
Bên cạnh đó, Ninh Thuận đã xây dựng các chính sách, cơ chế độc đáo để khuyến khích, tăng cường phát triển nguồn năng lượng tái tạo thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch, nhiệt điện gây ô nhiễm cho môi trường. Tỉnh Ninh Thuận đã kêu gọi đầu tư 50 dự án điện mặt trời, với tổng công suất 3.120MW trên diện tích đất 4.349ha, tổng vốn đầu tư 76.089 tỷ đồng và 20 dự án điện gió, tổng công suất 1.510MW trên diện tích đất 286,67ha, tổng vốn đầu tư 36.185 tỷ đồng.
Định hướng phát triển của Ninh Thuận về nguồn năng lượng tái tạo
Một là quy hoạch phát triển trung tâm năng lượng tái tạo
Theo Luật Quy hoạch hiện hành, các dự án phát điện và truyền tải điện được thực hiện theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Quy hoạch tỉnh sẽ có nội dung về phương án phát triển mạng lưới cấp điện, bao gồm các công trình cấp điện và mạng lưới truyền tải điện được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn, mạng lưới truyền tải và mạng lưới điện phân phối.
Ninh Thuận được xác định là trung tâm năng lượng tái tạo trên địa bàn nên nội dung được coi trọng trong quy hoạch tỉnh.
Quy hoạch trung tâm năng lượng tái tạo sẽ đặt mục tiêu khai thác triệt để và hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, sẽ tích hợp phương án phát triển lưới truyền tải thu gom công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo với nội dung về phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch của tỉnh để tạo thành kết cấu hạ tầng năng lượng có thể dùng chung.
Tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành các dự án phù hợp với yêu cầu huy động nguồn của điện lực quốc gia thông qua các đợt đấu thầu cạnh tranh
Hai là thúc đẩy thu hút nguồn nhân lực cho phát triển hạ tầng lưới điện phục vụ các trung tâm năng lượng tái tạo.
Huy động đầu tư tư nhân vào khu vực hạ tầng lưới điện truyền tải dựa trên việc phân định rõ phạm vi các công trình hạ tầng lưới điện do nhà nước, mà đại diện là các đơn vị quản lý, vận hành và các công trình do nhà phát triển dự án nguồn điện tự thực hiện đầu tư, xây dựng.
Về nguyên tắc, các nhà phát triển nguồn điện sẽ phụ trách đầu tư phần lưới điện từ khu vực nhà máy (hoặc từ khu vực có các cụm nhà máy điện) đến điểm đấu gần nhất của lưới điện quốc gia. Điều này sẽ giảm gánh nặng đầu tư của các công ty lưới điện nhà nước, đồng thời bảo đảm tiến độ huy động nguồn điện kịp thời.
Ba là tạo hành trang pháp lí và cơ chế thu hồi vốn đầu tư vào hạ tầng lưới truyền tải
Thu hồi chi phí đầu tư vào hạ tầng lưới điện dùng chung, cần tạo hành trang pháp lý và cơ chế, chính sách mang tính khuyến khích để bảo đảm khả năng thu hồi chi phí và các khoản đầu tư vào hạ tầng lưới điện. Nhà nước trực tiếp hoặc thông qua đơn vị quản lý, vận hành lưới điện truyền tải có thể cung cấp cho họ lựa chọn hình thức nhận thanh toán khoản đầu tư vào hạ tầng truyền tải theo khung giá Nhà nước quy định hoặc theo một hình thức thanh toán khác.
Tuy nhiên, việc thanh toán khoản đầu tư phải được bảo đảm và trong trường hợp lý tưởng nhất, có tính thanh khoản cao, để các nhà đầu tư không gặp khó khăn khi muốn duy trì sự linh hoạt của tài sản với các thương vụ, tối thiểu là bảo toàn được vốn và các chỉ tiêu kinh tế – tài chính đối với hoạt động đầu tư, phát triển nguồn điện.
Bốn là tạo động lực thu hút đầu tư vào trung tâm năng lượng tái tạo
Cần luật hóa tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo đã nêu trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam và tạo điều kiện để các đơn vị có trách nhiệm thực hiện tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo được thuận lợi. Các đơn vị có trách nhiệm thực hiện tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo có thể mua chứng chỉ mà không nhất thiết phải là chủ sở hữu hoặc mua điện trực tiếp từ nhà máy điện năng lượng tái tạo.
Thị trường giao dịch chứng chỉ về tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo sẽ tạo ra động cơ khuyến khích các nhà phát triển đầu tư xây dựng các nhà máy phát điện tái tạo có tính khả thi về hiệu quả đầu tư thông qua việc sử dụng các nguồn lực trên thị trường và đầu tư vào trung tâm năng lượng tái tạo là nơi có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt nhất. Đồng thời, cũng không khuyến khích xây dựng, phát triển các nhà máy điện năng lượng tái tạo kém hiệu quả kinh tế ở những nơi có tài nguyên năng lượng tái tạo không đủ tốt.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trang web: https://codiencongnghiep.com.vn
Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM
Hotline: 090 693 7788 – 090 950 9696
Email: info@minhphu.org