ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÔNG ĐỐT VÀO XỬ LÍ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

Chất thải rắn y tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường của chúng ta nếu không được xử lí hợp lí. Hiện nay đã áp dụng một số công nghệ xử lí chất thải nói chung và chất thải y tế nói riêng. Và một số cơ sở y tế đã sử dụng công nghệ không đốt để xử lí các chất thải lây nhiễm, mang lại hiệu quả đối với môi trường. Công nghệ không đốt là một giải pháp tối ưu, thân thiện với môi trường và được các quốc gia áp dụng phổ biến trong y tế. Hãy cùng Minh Phú Electric tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm cũng như ứng dụng của công nghệ không đốt trong xử lí chất thải rắn y tế.

Chất thải rắn y tế là gì? Phân loại chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế là toàn bộ rác thải ở thể rắn, được thải ra trong quá trình vận hành hệ thống y tế. Bao gồm các chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế như văn phòng bác sĩ, bệnh viện, phòng khám, phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu y khoa.

Phân loại xử lí chất thải rắn y tế

Chất thải lây nhiễm:gồm các loại

  • Chất thải sắc nhọn: kim tiêm, kim luồn, kim châm cứu thải bỏ; ống pipet, ống mao dẫn, ống xét nghiệm thủy tinh bị vỡ; lưỡi dao mổ, những vật sắc nhọn khác có dính máu, dịch sinh học người bệnh.
  • Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: các chất thải thấm máu, dịch cơ thể; các chất thải phát sinh từ phòng bệnh cách ly; dây truyền dính máu, truyền plasma (bao gồm cả túi máu); găng tay y tế; kim luồn mạch máu không sắc nhọn; ống hút đờm, ống thông tiểu, ống thông dạ dày và các ống dẫn lưu khác; bột bó trong gẫy xương hở và tất cả vật liệu.
  • Chất thải giải phẫu: các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người được thải ra sau phẫu thuật; nhau thai, thai nhi; xác động vật thí nghiệm.

Chất thải hóa học nguy hại

  • Tất cả các loại thuốc kém chất lượng không còn khả năng sử dụng, thuốc quá hạn sử dụng chứa thành phần nguy hại.
  • Các loại hóa chất, chất khử khuẩn nguy hại, chất hàn răng amalgan thải.
  • Thuốc gây độc tế bào thải bỏ.
  • Vỏ chai, lọ đựng; các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào; các loại thuốc kháng sinh.
  • Nhiệt kế thủy ngân hỏng, huyết áp kế thủy ngân hỏng.
  • Bóng đèn huỳnh quang hỏng; pin thải, ắc quy thải; vật dụng, thiết bị điện tử thải bỏ và các vật liệu có chì thải bỏ.
  • Bùn thải từ quá trình xử lý nước thải có chứa các chất vượt ngưỡng quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT.
  • Tro thải từ quá trình xử lý chất thải rắn y tế có chứa các chất vượt ngưỡng quy định tại QCVN07:2009/BTNMT.

Chất thải phóng xạ

  • Các thuốc hoặc hóa chất có chất phóng xạ thải bỏ thuộc Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị tại Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị có chất phóng xạ thải bỏ; bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, quần áo, găng tay y tế nhiễm xạ, giấy thấm, bông gạc, ống nghiệm, chai đựng thuốc có chất phóng xạ thải bỏ.
  • Chất thải thông thường

Là chất thải không chứa các chất lây nhiễm, hóa học nguy hai, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ,

Ứng dụng công nghệ không đốt trong xử lí chất thải rắn y tế

Công nghệ không đốt trong xử lí chất thải rắn y tế bao gồm:

– Phương pháp nhiệt độ thấp (sử dụng hơi ẩm) như hấp ướt, công nghệ vi sóng .

– Phương pháp nhiệt độ thấp ( sử dụng khí khô) như phun khí nóng với tốc độ cao, gia nhiệt khô.

– Phương pháp nhiệt độ trung bình; Phương pháp nhiệt độ cao như nhiệt phân oxi hóa, nhiệt phân plasma.

– Phương pháp hóa học: khử trùng bằng Chlorine như Sodium hypochlorite (NaOCl) và Chlorine dioxide (ClO); Khử trùng không bằng Chlorine; Đóng gói và trơ hóa

– Phương pháp chôn lấp.

Ưu điểm:

  • Không phát sinh khói bụi thải ra môi trường trong quá trình xử lí chất thải.
  • Không gây nguy hại đến người sử dụng hệ thống.
  • Chi phí đầu tư và vận hành rẻ hơn công nghệ đốt (trừ trường hợp sử dụng công nghệ vi sóng).
  • Tiết kiệm chi phí vận hành, bảo dưỡng, giảm thiểu chi phí nhân công vận hành.
  • Chất thải lây nhiễm sau khi khử khuẩn được chôn lấp như chất thải thông thường.
  • Không tạo ra sự khiếu kiện của cộng đồng đối với các cơ sở y tế từ việc ô nhiễm môi trường không khí.
  • Một số loại chất thải lây nhiễm sau khi khử khuẩn an toàn có thể tái chế đem lại các lợi ích kinh tế cho xã hội.
  • Cơ sở y tế có thể thực hiện tốt giám sát chất lượng khử khuẩn của thiết bị.

Nhược điểm: Lượng chất thải sau xử lý không giảm được nhiều so với phương pháp xử lý bằng công nghệ đốt, do đó phải mất diện tích đất dành cho khu chôn lấp nhiều hơn.

Hiện nay ở Việt Nam đã có 19 bệnh viện, viện, trung tâm y tế áp dụng công nghệ vi sóng và hấp ướt để xử lý CTLN. Như vậy, các cơ sở y tế trong những năm qua đã có bước tiếp cận với công nghệ không đốt và mang lại kết quả đáng khích lệ. Trong tương lai, để Việt Nam từng bước làm chủ công nghệ này, các nhà sản xuất công nghiệp của Việt Nam cần nghiên cứu, tiếp cận chuyển giao công nghệ 24 đáp ứng nhu cầu và theo kịp với xu hướng chung của thế giới trong công nghệ xử lý chất thải y tế thân thiện với môi trường.

Các bước cơ bản khi sử dụng công nghệ không đốt vào xử lí chất thải rắn y tế lây nhiễm

  • Tiếp nhận chất thải rắn y tế: đây là bước quan trọng để tránh xảy ra các sự cố trong quá trình vận hành máy và thiết bị công nghệ không đốt tại cơ sở y tế.
  • Ghi lại các thông tin về chất thải rắn y tế: ghi lại đầy đủ các thông tin về chất thải rắn y tế đã tiếp nhận như: thời gian tiếp nhận, khối lượng tiếp nhận, loại chất thải tiếp nhận, nguồn gốc,….
  • Lưu giữ tạm thời chất thải rắn y tế: lưu giữ theo đúng các quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Đưa chất thải rắn y tế vào công nghệ không đốt: cần tạo đủ không gian giữa các túi đựng chất thải rắn y tế lây nhiễm để cho tất cả chất thải lây nhiễm đều được tiếp xúc tốt với nhiệt độ và hơi nước.
  • Vận hành thiết bị của công nghệ không đốt: Sau quá trình vận hành cần ghi lại các thông số của mẻ xử lý vào sổ theo dõi để phục vụ việc theo dõi, giám sát và tra cứu khi cần thiết.
  • Phá vỡ định dạng chất thải rắn y tế: sau khi cắt nhỏ sẽ được đựng trong các túi chứa chất thải và có thể nhận biết bằng việc dán thông tin về chất thải và thông số kỹ thuật của phần xử lý ở phía ngoài túi.

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trang web:  https://codiencongnghiep.com.vn

Địa chỉ văn phòng: 399B Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TPHCM

Hotline:  090 693 7788 – 090 950 9696

Email: info@minhphu.org